xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động “chui” khó thoát!

BÀI VÀ ẢNH: MAI NGUYỄN

Hàn Quốc quyết liệt truy bắt lao động bất hợp pháp trong năm nay. Hơn 20.000 lao động bất hợp pháp của Việt nam khó tránh việc bị bắt giữ, trục xuất

Báo cáo của Bộ Việc làm và Lao Động Hàn Quốc cho biết trong năm 2016, dự kiến có khoảng 38.000 lao động nước ngoài làm việc theo chương trình EPS tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng phải về nước. Trong số này có khoảng 5.000 lao động Việt Nam. Hiện có trên 200.000 lao động nước ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Cơ quan chức năng nước này lo ngại nhiều người trong số 38.000 lao động nói trên sẽ tìm cách ở lại.

Tăng cường lực lượng truy quét

Cùng với đó, gần đây, tình trạng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc rồi tìm cách bỏ trốn ở lại làm việc gia tăng (điển hình là vụ 59 du khách Việt bỏ trốn vào tháng 1). Đáng chú ý hơn là cơ quan an ninh Hàn Quôc mới đây phát hiện 7 lao động nhập cư từ các nước Đông Nam Á gia nhập tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng.

Trước tình hình trên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc khẳng định sẽ có các hành động cụ thể để truy bắt lao động bất hợp pháp. Lấy chủ đề hành động của năm 2016 là “Năm giảm số người cư trú bất hợp pháp”, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đặt mục tiêu giảm số lao động bất hợp pháp nước ngoài xuống dưới 200.000 người.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trên cơ sở chiến dịch truy bắt lao động bất hợp pháp triển khai đồng lạt trên cả nước trong năm 2015, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ tăng cường lực lượng các đội truy quét khu vực. Theo đó, bổ sung thêm từ 12 lên 24 người cho đội truy quét của Văn phòng Xuất Nhập cảnh Suwon - đơn vị phụ trách các khu vực có đông người nước ngoài cư trú và làm việc như: Hwaseong, Shiheung, Suwon, Ansan. Bên cạnh đó, thành lập Đội truy quét khu vực YeongNam (khu vực miền Nam) nhằm mở rộng tuần tra tại các tỉnhGyeongsangnam, Gyeongsangbuk, Jeollabuk, Jeollanam. Các đợt truy bắt của lực lượng liên ngành gồm Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Việc làm, Cảnh sát quốc gia cũng sẽ được tăng từ 18 tuần lên 20 tuần. Ngoài ra, Đội Điều tra Di dân đặc biệt Seoul-Busan tập trung truy quét những đối tượng môi giới nhập cảnh, môi giới làm việc bất hợp pháp.

Đặc biệt, từ vụ việc phát hiện 147 người nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại môt nhà máy phụ tùng ô tô và 6 đối tác của công ty này vào ngày 17-1, cảnh sát Hàn Quốc sẽ mở rộng kiểm tra, truy bắt lao động bất hợp pháp ở các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng, doanh nghiệp quy mô lớn thay vì loại nhỏ và vừa như trước nay.

Chống bỏ trốn sẽ hiệu quả hơn

Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc là cộng đồng lớn thứ ba ở nước này với trên 120.000 người đang sinh sống, học tập và làm việc, trong đó có hơn 47.000 lao động đang làm việc theo chương trình cấp phép lao động EPS. Tỉ lệ lao động đi theo chương trình này phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn hoặc hết hạn không chịu về nước đến thời điểm tháng 2-2016 là 32%; cộng dồn khoảng 20.000 người.

Cục Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết mục tiêu của Việt Nam là giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống dưới 30% trong năm 2016 và tiếp tục giảm vào các năm tiếp theo. Theo Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh, thời gian qua chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp rất nỗ lực trong việc ngăn chặn lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc. Tuy nhiên để công tác này phát huy hiệu quả, rất cần đến sự phối hợp và biện pháp cụ thể từ cơ quan thẩm quyền nước sở tại. Do đó, việc Hàn Quốc tăng cường truy bắt lao động trong năm nay là rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chấn chỉnh hiệu quả thị trường này.

Theo Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, trong năm 2016, Hàn Quốc dành chỉ tiêu tái nhập cảnh cho 12.000 lao động nước ngoài hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết nếu không có gì thay đổi, dự kiến vào tháng 4, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ký lại bản ghi nhớ đặc biệt về tái tuyển dụng lao động. Khoảng 5.000 lao động Việt Nam nếu về nước đúng hạn sẽ có cơ hội trở lại Hàn Quốc theo chỉ tiêu tái tuyển dụng nói trên.

 

 

“Soi” kỹ lao động Việt Nam

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, cảnh sát Hàn Quốc đang tiếp tục điều tra vụ việc 2 nhóm lao động Việt Nam đánh nhau gây thương tích vào ngày 16-1 tại một quán bar ở TP Changwon. Vụ việc gây ảnh hưởng xấu về người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và chắc chắn trong thời gian tới, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cảnh sát Hàn Quốc sẽ tăng cường việc kiểm tra đối với người Việt, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, nhà máy sử dụng nhiều lao động bất hợp pháp.

Chú thích: Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo