xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động phi chính thức dễ tổn thương

T.Ngôn

(NLĐO)- Mặc dù đang góp phần quan trọng trong nền kinh tế và giải quyết việc làm nhưng có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm có việc làm dễ bị tổn thương.

Tổng cục Thống kê ngày 12-10 cho biết cả nước hiện có hơn 18 triệu lao động phi chính thức, góp phần quan trọng trong nền kinh tế và giải quyết việc làm. Trong đó, khoảng 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, tổ hợp tác. 

Đối tượng lao động này làm việc chủ yếu trong 3 nhóm ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy. Qua khảo sát, có tới 76,7% lao động phi chính thức làm việc nhưng không có bất cứ 1 loại hợp đồng bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm; tỉ lệ lao động phi chính thức không có BHXH lên tới 97,9% và chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện.

Lao động phi chính thức dễ tổn thương - Ảnh 1.

Nước ta hiện có hơn 18 triệu lao động phi chính thức Ảnh: Internet

Điều đáng nói là tiền lương bình quân hằng tháng của lao động phi chính thức khá thấp, chỉ 4,4 triệu đồng/người, thấp hơn lao động chính thức (6,7 triệu đồng) ở tất cả vị thế việc làm. Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng tỷ lệ lao động phi chính thức cao là thách thức chung của tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, cần phải thúc đẩy chuyển dịch từ lao động phi chính thức sang chính thức, mục đích là giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người lao động.

Trước tình trạng lao động phi chính thức đứng ở ranh giới sự bấp bênh giữa có việc làm và thất nghiệp, ông Đào Quang Vinh- Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) - cho rằng nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động này. Cụ thể, khi chuyển đổi khu vực phi chính thức thành khu vực chính thức cần có các chương trình hành động cụ thể, khuyến khích các hộ/cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp; đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài đối với những hành động cố tình vi phạm các quy định hiện hành về ký hợp đồng lao động, thực hiện các quy định về an toàn lao động, đóng BHXH cho người lao động

Hiện cả nước mới có hơn 200.000 người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, việc mở rộng diện tham gia BHXH tự nguyện có nguyên nhân từ nhiều phía. Trong đó, khả năng chi trả, thu nhập không ổn định và vấn đề nhận thức là những nguyên nhân chính dẫn đến lao động phi chính thức không tham gia chương tình BHXH tự nguyện.

Những rào cản về hành chính cũng gây khó khăn đối với lao động phi chính thức trong việc tiếp cận các dịch vụ BHXH. Các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động rất thiết thực với người lao động khu vực phi chính thức nhưng lại không có trong chính sách BHXH tự nguyện, trong khi họ thường xuyên làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn kém, vệ sinh lao động, mức độ rủi ro trong công việc cao hơn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo