xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động thất nghiệp cần điểm tựa bền vững

NHÓM PHÓNG VIÊN

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bộ, ngành cần làm tốt công tác dự báo về tình hình lao động, việc làm, từ đó xây dựng các phương án hỗ trợ căn cơ hơn cho lao động mất việc

Theo đánh giá của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), hiện nay, hàng chục triệu lao động đang bị ảnh hưởng đến việc làm. Đáng quan ngại hơn nữa là tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang tăng nhanh chóng. Trong tổng số 12,8 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 có 557.000 người bị mất việc, chiếm 4,4%.

Mong manh cơ hội việc làm

Theo kết quả của khảo sát nhanh về việc làm và thu nhập của người lao động (NLĐ) do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Văn phòng Chính phủ) và Báo VnExpress thực hiện cho thấy 62% NLĐ mất việc vì Covid-19. Khảo sát được thực hiện từ ngày 1 đến 5-8 với 69.132 NLĐ tham gia khảo sát online. Trong số này, một nửa mất việc trong 1-3 tháng, 25% mất việc dưới 1 tháng và 15% đã không còn việc hơn nửa năm.

Mất việc đột ngột, lại không có dư nguồn tích lũy nên 50% lao động mất việc nói họ chỉ đủ tiền bảo đảm cuộc sống dưới 1 tháng. Chỉ 4,4% lao động mất việc cho biết họ dư tiền tích lũy trên 6 tháng. Vì thế, sự hỗ trợ từ gia đình, doanh nghiệp và nhà nước rất cần với họ lúc này. Gần một nửa người mất việc phải dựa vào sự trợ giúp từ gia đình, người thân. Không kiếm được việc làm lâu dài, NLĐ xoay sang làm các công việc thời vụ trong mùa dịch để duy trì cuộc sống. Những việc làm thời vụ được lựa chọn như bán hàng online, với 21% người mất việc lựa chọn; 10% nói họ sẽ chuyển sang nghề chạy xe công nghệ. Tỉ lệ số lao động mất việc cố nán chờ công ty gọi trở lại làm việc sau dịch, chỉ chưa tới 1%. Đột ngột mất việc do công ty ngừng hoạt động từ tháng 4-2021, chị Trần Thị Kim Liên (quê Tiền Giang) - đang ở trọ tại quận Bình Tân, TP HCM - cho biết gia đình gặp rất nhiều khó khăn. "Khoản trợ cấp thất nghiệp (TCTN) chỉ giúp gia đình tôi xoay xở được hơn 1 tháng trong khi tiền tích lũy cũng cạn dần. Nếu không có chính quyền địa phương hỗ trợ thực phẩm, có lẽ tôi không trụ lại được. Chỉ mong dịch bệnh được khống chế để có việc làm, thu nhập ổn định" - chị Liên bày tỏ.

Lao động thất nghiệp cần điểm tựa bền vững - Ảnh 1.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ lao động mất việc. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo ghi nhận của chúng tôi, phần lớn lao động mất việc tại các địa phương cũng rơi vào hoàn cảnh như chị Liên. Việc một số địa phương thực hiện quy định giãn cách xã hội khiến họ tiến thoái lưỡng nan, bởi không thể về quê trong khi cơ hội việc làm hết sức mong manh. Ở khu vực kinh tế phi chính thức (không có hợp đồng lao động), tuy không có con số thống kê cụ thể nhưng theo đánh giá của các địa phương, do khó tiếp cận với cơ hội việc làm, số lao động rơi vào cảnh thất nghiệp khá phổ biến. Theo các chuyên gia lao động - việc làm, với những diễn biến như hiện nay, tình hình dịch Covid-19 chưa thể dự báo thời điểm kết thúc. Vì vậy, thị trường lao động từ nay đến cuối năm diễn ra theo kịch bản nào rất khó nhận định. Những số liệu thống kê về tình hình việc làm, thất nghiệp thời gian qua có thể thấy rõ tác động của dịch bệnh đến thị trường lao động.

Cần giải pháp hỗ trợ căn cơ

Theo quy định của Luật Việc làm, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, NLĐ thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ gồm: TCTN hằng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (có khống chế mức hưởng tối đa), thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng; được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Nhằm hỗ trợ lao động thất nghiệp, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng cao nhất không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề hơn 3 tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng cao nhất không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng. Trường hợp NLĐ tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng.

Theo các chuyên gia lao động - việc làm, các chính sách hỗ trợ nói trên đã không chỉ giúp NLĐ giải quyết khó khăn trước mắt, đặc biệt là có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay lại thị trường lao động. Ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng khả năng phục hồi thị trường lao động trong những tháng cuối năm 2021 sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của tình hình chống dịch. Do vậy, cần có một cuộc khảo sát trên diện rộng về tình hình mất việc cũng như nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của NLĐ để hoàn thiện chính sách hỗ trợ phù hợp hơn. "Ngoài tăng cường rà soát, thu thập thông tin, cập nhật tình trạng việc làm của NLĐ và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, điều cốt lõi là phải dự báo kịp thời về tình hình lao động - việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ đó làm cơ sở để xây dựng các phương án kết nối cung - cầu phù hợp trong bối cảnh tình hình mới" - ông Lê Đình Quảng góp ý. 

Dành 3.000 - 5.000 tỉ đồng để đào tạo lại

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, với chủ trương quyết sách của Chính phủ và nỗ lực vượt qua thách thức, đón thời cơ phục hồi kinh tế, hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thì số người mất việc hằng tháng sẽ quay về mức trung bình trong dài hạn (khoảng 70.000 - 80.000), lao động mất việc làm hằng tháng sẽ từng bước quay lại thị trường lao động. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần ưu ái cấu trúc lại nguồn nhân lực đi đôi với đổi mới công nghệ. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã khuyến cáo để khôi phục và phát triển sản xuất - kinh doanh thì yêu cầu sống còn là phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ để tăng năng suất lao động. Bộ LĐ-TB-XH sẽ đề xuất và tham mưu với Chính phủ dành 3.000 đến 5.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lực lượng lao động, dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động được đào tạo lại và cấp chứng chỉ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo