xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động tự do lọt “lưới” an sinh

Phan Hoạt (Báo Công an nhân dân)

Hơn 18 triệu lao động khu vực phi chính thức có việc làm nhưng không có bất cứ một loại hợp đồng bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm, tỉ lệ không có BHXH lên tới 97,9% và chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện.

Con số này được Tổng cục Thống kê đưa ra cho thấy, dù tham gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhưng lực lượng lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức này vẫn đang ở thế yếu

Thiệt thòi trăm đường

Theo con số của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), tiền lương bình quân hằng tháng của lao động phi chính thức chỉ 4,4 triệu đồng/người, thấp hơn lao động chính thức (6,7 triệu đồng) ở tất cả vị thế việc làm. Lương thấp nhưng việc làm của lao động ở khu vực phi chính thức cũng bấp bênh.

Anh Đỗ Ngọc Tùng (Quảng Xương, Thanh Hóa) hơn chục năm nay làm xây dựng tại Hà Nội, sau khi trừ các khoản ăn, ở, số tiền anh gửi về cho vợ hàng tháng không đáng kể. Anh Tùng cho hay, từ khi đi làm đến nay, ngoài lương thì những người làm việc như anh không có thêm chế độ gì; ngay cả ký hợp đồng lao động cũng không có.

Lao động tự do lọt “lưới” an sinh - Ảnh 1.

Lao động tự do tại TP HCM Ảnh: Nguyễn Quang (Báo Dân Trí)

"Bộ quần áo đang mặc này, mình cũng phải tự trang bị. Giày dép thì có gì mang nấy, chưa được tham gia buổi học nào về an toàn lao động. Biết là làm công việc này có nhiều thiệt thòi nhưng vì mưu sinh nên phải ráng", anh Tùng chia sẻ. "Chủ nói làm xong công trình này thì đi công trình khác, có việc thì cứ làm, lương họ trả đủ thì cần gì ký hợp đồng, nếu không chịu thì cứ nghỉ. Mình cần việc để có thu nhập thì phải chấp nhận, chứ trình độ thấp quá, tôi biết tìm việc ở đâu", anh Trần Hồng Minh, 38 tuổi, cũng cùng quê Quảng Xương, Thanh Hóa, làm công nhân tại công trình trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết. Anh Minh không ít lần chứng kiến bạn đồng nghiệp bị tai nạn, chủ hỗ trợ ít tiền lo thuốc thang rồi cho về quê dưỡng bệnh.

Trước tình trạng lao động phi chính thức đứng ở ranh giới bấp bênh giữa có việc làm và thất nghiệp, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động này. Cụ thể, khi chuyển đổi khu vực phi chính thức thành khu vực chính thức cần có các chương trình hành động cụ thể, khuyến khích các hộ/cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp; đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài đối với những hành động cố tình vi phạm các quy định hiện hành về ký hợp đồng lao động, thực hiện các quy định về an toàn lao động, đóng BHXH cho người lao động (NLĐ)

BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn

Hiện cả nước có hơn 200.000 người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, hạn chế trong mở rộng diện tham gia BHXH tự nguyện có nguyên nhân từ nhiều phía. Trong đó, khả năng chi trả, thu nhập không ổn định và vấn đề nhận thức là những nguyên nhân chính dẫn đến lao động phi chính thức không tham gia chương trình BHXH tự nguyện. Nhưng câu chuyện đáng bàn nhất hiện nay vẫn là BHXH tự nguyện vẫn chưa đủ thu hút người lao động tham gia.

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, đến hết tháng 9-2017, số người tham gia BHXH tự nguyện là hơn 243 nghìn người, quá thấp so với thực tế và kỳ vọng của Nhà nước sau gần 10 năm triển khai chính sách. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên, theo đại diện Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH) là do chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn, chỉ có hai chế độ hưu trí và tử tuất; bên cạnh đó là sự khác biệt về chế độ thụ hưởng. Người dân so sánh, khi tham gia BHXH bắt buộc được hưởng thêm năm chế độ ngắn hạn, còn BHXH tự nguyện chỉ hưởng hai chế độ.Trong thực tế, nhiều khi, chế độ ngắn hạn có thể hỗ trợ tốt hơn cho lao động khi phải vượt qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Đề cập đến vấn đề này, bà Trịnh Thu Nga, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đề xuất, cần nghiên cứu bổ sung các chế độ của BHXH tự nguyện đầy đủ như BHXH bắt buộc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất hằng tháng. Nghiên cứu giảm số năm đóng (có thể tối thiểu 15 năm), trong đó, chia theo nhóm tuổi và theo nghề, bởi một số nghề nặng nhọc, độc hại có thể xem xét số năm đóng ít hơn; đổi mới và mở rộng hệ thống mạng lưới thu BHXH tự nguyện qua bưu điện, ngân hàng… Ngoài ra, có thể tính đến phương án xóa tên gọi BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện vì dễ dẫn đến sự phân biệt.

Theo Tổ chức lao động quốc tế ở Việt Nam (ILO) khuyến nghị, cần chia đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thành nhiều nhóm để lựa chọn hình thức tuyên truyền hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung các chế độ như BHXH bắt buộc; giảm số năm đóng cho phù hợp từng nhóm đối tượng; thí điểm giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương để cải thiện tình hình.

Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết, để thu hút nhiều người tham gia BHXH tự nguyện, từ ngày 1-1-2018, Nhà nước sẽ hỗ trợ mức đóng cho người lao động từ 10 đến 30%, tùy từng đối tượng. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ nâng mức bao phủ BHXH; đồng thời giúp những người lao động tự do có lựa chọn phù hợp.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo