xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương tối thiểu là sàn để bảo vệ người lao động

VĂN BÌNH (báo Lao Động và Xã hội)

Sau Hội thảo về Tiền lương tối thiểu (và năng suất lao động do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp với Văn phòng JICA tại Việt Nam tổ chức, có khá nhiều ý kiến trái chiều về các kết quả, nhận định tại Hội thảo này. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp về các nội dung xoay quanh chủ đề này.


Thưa Thứ trưởng, tại sao Chính phủ phải công bố mức lương tối thiểu (LTT). Cụ thể, mức LTT hiện nay được xác lập dựa trên nguyên tắc nào?

Lương tối thiểu là sàn để bảo vệ người lao động - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội XH Doãn Mậu Diệp

- Ông Doãn Mậu Diệp: Việc Chính phủ công bố mức LTT là phổ biến trên thế giới. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hiện có 187 thành viên, nhưng trên thế giới hiện nay có tới 193 quốc gia và vùng lãnh thổ- trong đó có Việt Nam, Chính phủ công bố mức LTT. Tại sao Chính phủ phải công bố mức LTT? Đó mục tiêu 3 trong 1- bảo vệ, cải thiện đời sống của người lao động (NLĐ), nhất là nhóm có thu nhập thấp; đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp (DN), không được tạo lợi thế cho hàng hóa, dịch vụ với giá thấp thông qua việc trả lương dưới mức tối thiểu; hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh của quốc gia thông qua việc giảm thất nghiệp, duy trì tỷ lệ có việc làm cao của lực lượng lao động.

Tiền LTT, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và luật pháp các nước là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm các công việc giản đơn, trong điều kiện bình thường để đảm bảo cuộc sống ở mức đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Đây không phải là mức lương trả cho tất cả mọi NLĐ mà chỉ là mức lương không được trả thấp hơn cho những NLĐ có thu nhập thấp nhất.

Cụ thể, yếu tố nào được tính đến khi xác định tiền LTT, khi xác lập mức LTT thì mức sống tối thiểu hay năng suất lao động có được xét đến không, thưa Thứ trưởng?

Công ước 131 của ILO, luật tiền LTT của các nước thường quy định các yếu tố sau cần phải tính đến. Một là nhu cầu sống của NLĐ và gia đình họ; hai là chỉ số giá sinh hoạt; ba là mức lương trung bình trên thị trường lao động và mức sống của các nhóm lao động khác; bốn là năng suất lao động; năm khả năng chi trả của DN; và sau là chính sách của chính phủ muốn đạt được và duy trì mức độ có việc làm cao của lực lượng lao động. Mức sống tối thiểu của NLĐ, hay năng suất lao động chỉ là một trong tổ hợp các yếu tố cần cân nhắc khi xác lập mức LTT

Nhiều năm qua ở Việt Nam đã theo đuổi việc xác lập tiền thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng trong Hội đồng tiền lương quốc gia, Thứ trưởng đánh giá thế nào về cơ chế này?

Cả Công đoàn, giới chủ và chính phủ đều có mục tiêu trong xác lập mức . Chính vì vậy, Công ước của ILO và Luật tiền của các nước đều quy định tiền được xác định trên cơ sở đối thoại, thương lượng giữa đại diện của giới chủ, đại diện của tổ chức người lao động và cơ quan chính phủ- thường là thông qua Hội đồng Tiền lương quốc gia. Đó là cơ chế vận hành của thị trường lao động và Việt Nam hiện nay đang theo đúng cơ chế này.

Chính phủ không mong muốn mức quá thấp bào mòn sức khỏe và khả năng tái tạo sức lao động của NLĐ. Chính phủ không kỳ vọng mức lương quá cao dẫn đến bào mòn khả năng tích lũy của DN, vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp, dẫn đến DN thu hẹp quy mô sản xuất, sa thải lao động. Đại diện cơ quan Chính phủ trong Hội đồng tiền lương quốc gia thúc đẩy việc đạt được sự hài hòa trong xác định mức lương tối thiểu.

Hội đồng Tiền lương quốc gia của Việt Nam khi đối thoại, thương lượng, biểu quyết mức tiền đều cân nhắc khá đầy đủ các yếu tố, bao gồm mức sống tối thiểu, mức lương phổ biến trên thị trường lao động, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp và duy trì mức độ có việc làm của lực lượng lao động.

Chẳng hạn, với mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu thì mức tiền LTT năm nay đã đảm bảo 92-96% mức sống tối thiểu; so sánh với mức lương phổ biến trên thị trường thì ILO tổng kết tiền của các nước nằm trong khoảng 40-60% mức lương trung bình trên thị trường, của Việt Nam tiền LTT dự kiến cho năm 2018 đạt khoảng 56%; về đảm bảo khả năng chi trả của DN thì đại diện giới chủ cho rằng mức tăng dự kiến 6,5% là có thể chấp nhận được. Có thể nói chúng ta đã thành công trong nhiều năm theo đuổi việc xác lập tiền thiểu thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng trong Hội đồng tiền lương quốc gia.

Trong Hội thảo về tiền và năng suất lao động mới đây có ý kiến cho rằng nên mạnh dạn nghiên cứu bỏ mức LTT và thay vào đó là cơ chế thương lượng, thỏa thuận và tăng cường chính sách an sinh xã hội. Ý kiến này liệu có hoàn hảo không, thưa Thứ trưởng?

Ý kiến này là không hoàn hảo. Không hoàn hảo là bởi lẽ đây là thông lệ phổ biến có tới 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, Chính phủ công bố chính thức mức ; chỉ rất ít các quốc gia phát triển (5 quốc gia là Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, I-xơ-len, Singapore, nhưng Singapore có quy định mức lương tối thiểu cho nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo vệ), nơi năng lực thương lượng của NLĐ và DN cân bằng. Còn các nước khác đều công bố tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ làm các công việc đơn giản, trong điều kiện bình thường, và được coi như là sàn bảo vệ NLĐ.

Không hoàn hảo bởi lẽ thương lượng và thỏa thuận là nguyên tắc của thị trường, luật pháp các nước- trong đó có Việt Nam đều không ngăn cấm. NLĐ và DN có thể thương lượng, thỏa thuận về mức lương muốn nhận của NLĐ và mức lương muốn trả của DN nhưng đều không được thấp hơn mức. Không hoàn hảo bởi lẽ tăng cường chính sách an sinh xã hội là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, nó có nội hàm rộng lớn là tiền lương tối thiểu. Có thể thấy ngay trong Nghị quyết số 15 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng tiền và tiền lương trung bình cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động bào mòn khả năng tích lũy của DN. Như thế thì tốc độ tăng thời gian qua đã hợp lý chưa, thưa Thứ trưởng?

Đây là câu hỏi rất hay và cũng cần nhìn nhận kỹ lưỡng. Tại Hội thảo trên có ý kiến cho rằng thời gian qua tốc độ tăng tiền và tiền lương trung bình cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động là không hợp lý và bào mòn năng lực tích lũy của doanh nghiệp. Tôi cho rằng phải xem lại nhận định này.

Khi chúng ta thực hiện việc xác lập tiền thông qua cơ chế thương lượng, thỏa thuận tại Hội đồng tiền lương quốc gia thì phải nhìn vào bối cảnh của cả giai đoạn nay, nói cách khác, khoa học hơn là phải có tư duy biện chứng.

Những năm đầu tiên, khi tiền lương chưa trả đúng, trả đủ cho NLĐ thì tốc độ tăng phải nhanh hơn để đạt mục tiêu trả đúng, trả đủ. Tốc độ tăng nhanh là bình thường. Khi đã gần đạt được mục tiêu trả đúng, trả đủ thì phải tính đến năng lực chi trả của DN nói riêng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, và tốc độ có chậm lại. Đây cũng là điều bình thường. Toàn bộ quá trình này đều là thương lượng, thỏa thuận giữa Công đoàn và giới chủ, với sự hỗ trợ của cơ quan chính phủ. Các đối tác tham gia đối thoại, thương lượng không chỉ nhìn vào tỷ lệ tăng mà họ còn nhìn cả vào mức tăng, vào giá trị tuyệt đối của mức . Họ biện chứng hơn rất nhiều so với người đưa ra nhận xét như vậy- rất phiến diện, chỉ nhìn vào tỷ lệ, không nhìn vào mức giá trị tuyệt đối và khả năng chấp nhận của DN.

Nhìn lại quá trình tăng lương tối thiểu ở Việt Nam, có thể thấy chúng ta đi đúng theo quy luật này. Những năm đầu tiên, tỷ lệ tăng là hai con số nhưng đã chậm lại, năm 2017 tăng 7,3% và dự kiến năm 2018 đề xuất tăng 6,5%.

Nhưng nhiều DN vẫn than rằng tăng quá nhanh tạo áp lực chi phí tăng, nhất là những đơn vị vừa và nhỏ, Thứ trưởng có chia sẻ gì với doanh nghiệp?

Đúng là tăng tạo áp lực lên các DN vừa và nhỏ. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để tổ chức lại sản xuất, sử dụng công nghệ tốt hơn, tăng năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chúng ta muốn cơ cấu lại nền kinh tế, muốn đổi mới mô hình tăng trưởng mà cứ giữ mãi mô hình sản xuất hiện tại, mức lương hiện tại thì cả người lao động cũng như doanh nghiệp sẽ mãi tụt hậu.

Đề xuất tăng cũng nhận được phản hồi không tích cực của các hiệp hội. Chẳng hạn, Hiệp hội dệt may Việt Nam đề nghị không tăng lương tối thiểu vì làm tăng chi phí của DN, giảm năng lực cạnh tranh, giảm đơn hàng, dẫn đến mất việc làm của NLĐ. Vấn đề là ở chỗ, các DN dệt may, như tôi nói, cần tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí, không thể mãi cạnh tranh bằng lao động giá rẻ. Cũng cần nhìn sang ngang, nhìn sang các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Chẳng hạn Công ty Pou Chen Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giày dép. Năm 2015 khi xảy ra vụ đình công về điều 60 của Luật BHXH tại Công ty Pou Chen Việt Nam, Công ty này chỉ sử dụng khoảng 110.000 lao động, hiện nay họ sử dụng khoảng 160.000 lao động. Sau 3 năm, mặc dù tăng LTT, họ vẫn tăng thêm gần 50 ngàn lao động- tức là sản xuất, kinh doanh vẫn có lợi nhuận, vẫn tiếp tục tăng số lao động tuyển dụng.

Việc tăng và tỷ lệ đóng bảo hiểm cao dẫn đến các nhà đầu tư rút vốn, tìm sang thị trường khác liệu có là nguy cơ hiện hữu?

Các nhà đầu tư bao giờ cũng hạch toán rất cụ thể các chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được. Các chi phí ở đây bao gồm chi phí vốn, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao, chi phí lao động và các chi phí khác.Chi phí lao động đâu có chỉ là tiền lương. Đó ít nhất  là tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, phúc lợi cho NLĐ chẳng hạn. Tất cả những thứ đó cộng lại là giá lao động. Chừng nào hạch toán còn có lợi, họ vẫn tiếp tục hoạt động. Pou Chen như tôi nói ở trên là một ví dụ.

Tôi cũng xin nói thêm là, ngày 3-9-2017, nhận dịp Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an toàn vệ sinh lao động tại Singapore, Bộ trưởng Nguồn Nhân lực của Indonesia đề nghị có cuộc gặp với tôi. Bộ trưởng Indonesia nói với tôi là các nhà đầu tư tại Indonesia gây áp lực lên Chính phủ, lương ở Indonesia cao hơn ở Việt Nam và họ sẽ chuyển sang đầu tư tại Việt Nam. Tôi nói với Bộ trưởng Indonesia là chúng tôi cũng vậy, các nhà đầu tư nói sẽ chuyển sang Myanmar hoặc Indonesia đầu tư vì chi phí lao động ở Việt Nam cao. Vậy thì chúng ta hãy tỉnh táo, tham vấn lẫn nhau để làm rõ vấn đề này.

Có ý kiến của nhóm chuyên gia kinh tế nhận định rằng, trong lộ trình tăng LTT ở Việt Nam thời gian qua đã thể hiện sự thất bại do vậy cần phải tính toán lại. Vậy quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này ra sao?

Tôi có nghe một số nhận định là tiến trình tăng ở Việt Nam qua là thất bại. Đây là một nhận định không thỏa đáng và không hiểu bản chất của lương tối thiểu vì đây là các chuyên gia kinh tế chứ không phải các chuyên gia quản trị thị trường lao động, chuyên gia về tiền lương, tiền công.

Nhận định thất bại vì không bảo vệ được những người làm việc ở khu vực phi kết cấu, không có quan hệ lao động. Các chuyên gia này quên rằng lương tối thiểu chỉ áp dụng đối với những người nằm trong quan hệ lao động, là sự thương lượng giữa giới chủ và Công đoàn với sự tham gia của cơ quan chính phủ. Những người nằm ngoài quan hệ lao động, ví dụ tự làm việc, làm việc gia đình không nhận lương... thì lương tối thiểu không được áp dụng. Cả thế giới đều như vậy chứ đâu chỉ có ở Việt Nam.

Nhận định thất bại vì cho rằng có tăng gấp hai lần thì vẫn không đủ sống. Nhận định này hơi buồn cười vì có đâu trên thế giới mà lại đủ sống. chỉ trả cho NLĐ làm các công việc đơn giản, không cần kỹ năng, làm việc trong điều kiện bình thường. Những lao động làm công việc phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ năng cao hơn thì mức lương sẽ cao hơn. Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn cơ mà.

Nhận định là thất bại vì cho rằng tốc độ tăng của tiền lương cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, doanh nghiệp bị bào mòn năng lực tích lũy. Tôi không nói lại vì đã nói về quan hệ giữa hai tỷ lệ này đã nói ở trên, Tôi chỉ nhấn mạnh rằng nhận định này là phiến diện. Anh định bào mòn năng lực tích lũy của doanh nghiệp hay anh định bào mòn sức khỏe và khả năng tái tạo sức lao động của người lao động? Chính phủ không mong muốn bất cứ bên nào bị bào mòn. Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rất rõ quan điểm này. Cải thiện thu nhập và đời sống của NLĐ, duy trì năng lực cạnh tranh của DN, hài hòa cả hai mục tiêu này là mong muốn của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy Hội đồng tiền lương quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng để thương lượng và thỏa thuận để đạt đến điểm cân bằng, để chia sẻ thành quả phát triển giữa DN và NLĐ.

Thưa Thứ trưởng, thực tế những lần tăng luôn phải đuổi theo mức sống tối thiểu, vấn đề này tới đây liệu còn lặp lại?

Câu chuyện đuổi theo mức sống tối thiểu là câu chuyện không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến trên thế giới. Bạn có thể xem bản đồ mô tả sự chênh lệch giữa mức và chi phí sinh hoạt . Cả một bản đồ màu đỏ rực. Không một quốc gia nào đạt được mức đảm bảo mức sống tối thiểu mà chỉ có thể tiệm cận được thôi. Vì thế đây vẫn là cái đích phấn đấu của hầu hết các quốc gia.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo