xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một vốn nhiều lời

Bài và ảnh: Mai Chi

Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì không chỉ doanh nghiệp, người lao động mà cả xã hội được lợi

Tại buổi tọa đàm tăng cường phối hợp giữa Công đoàn (CĐ) và cơ quan quản lý lao động nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (DN - CSR) do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Liên hiệp CĐ Đức tổ chức mới đây, ông Đinh Sĩ Phúc, Chủ tịch CĐ Công ty Taekwang Vina (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Năm 2011, công ty chúng tôi cũng nằm trong số những DN bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế nên gặp rất nhiều khó khăn; lợi nhuận của công ty và thu nhập người lao động (NLĐ) đều ở mức thấp. Nhưng nhờ đẩy mạnh thực hiện CSR từ năm 2012, công ty đã gặt hái được những kết quả đáng ngạc nhiên”.

Chăm lo tận tình

Những thành quả mà ông Phúc nói là tốc độ tăng trưởng của công ty đạt mức ổn định trong các năm là 13%, doanh thu tăng từ 5.500 tỉ đồng (năm 2011) lên 10.000 tỉ đồng (năm 2014). Tiền nộp ngân sách từ 56 tỉ đồng năm 2011 tăng lên 156 tỉ đồng vào năm 2014. Bên cạnh đó, năng suất lao động tăng từ 2,5 sản phẩm/người/ngày lên 4 sản phẩm/người/ngày và thu nhập NLĐ được nâng lên từ 4 triệu đồng đến 6,6 triệu đồng/người/tháng...

Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, người lao động yên tâm làm việc, cống hiến
Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, người lao động yên tâm làm việc, cống hiến

Ông Phúc cho biết để đạt những kết quả ấn tượng đó, ngay từ khi ban giám đốc đồng ý thực hiện CSR theo đề xuất của CĐ. CĐ công ty đã lựa chọn những nội dung và thời điểm thực hiện phù hợp, sau đó thuyết phục lãnh đạo công ty đồng thuận thực hiện. Cụ thể, từ việc bổ sung những điều khoản có lợi cho NLĐ vào thỏa ước lao động tập thể 6 tháng/lần, đến nay ngoài lương, NLĐ còn được nhận các khoản phụ cấp như tiền ăn, chuyên cần, nhà trọ, tiền xăng, nuôi con nhỏ, thưởng năng suất, thưởng lương tháng 13. Chưa hết, bên cạnh bữa ăn giữa ca, công ty còn trợ giá để tổ chức bữa ăn sáng cho công nhân với giá chỉ 2.000 đồng/phần. Hằng năm, CĐ và công ty còn tổ chức cho NLĐ vay vốn trả chậm, không lãi suất và xây “Nhà tình thương”, “Mái ấm CĐ” tặng cho NLĐ chưa có nhà ở.

Đặc biệt, công ty rất ưu ái NLĐ khuyết tật. Hơn 300 lao động khuyết tật được sắp xếp công việc phù hợp với thu nhập ổn định. Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho NLĐ, công ty còn mở siêu thị bán các mặt hàng thiết yếu với giá rẻ và cho công nhân trả chậm… “Những việc công ty đã làm trong quá trình thực hiện CSR là khá nhiều nhưng nếu thử so sánh với kết quả mà nó mang lại, có thể thấy rất rõ công ty bỏ ra 1 đồng để thực hiện song thu về được rất nhiều” - ông Phúc khẳng định.

Cả xã hội được lợi

Từ kinh nghiệm thế giới và quá trình thực hiện CSR tại một số DN ở Việt Nam, ông Vũ Anh Đức, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhận định khi DN thực hiện tốt CSR, không chỉ bản thân DN, NLĐ mà cả xã hội được lợi. Cụ thể, giá trị thương hiệu của DN được nâng cao, từ đó thu hút được nguồn lao động chất lượng cao, thúc đẩy sản xuất phát triển. Về phía NLĐ, sẽ được làm việc trong môi trường tốt, an toàn, bảo đảm quyền lợi. Đối với xã hội, việc DN thực hiện CSR sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp giảm thiểu thảm họa thiên tai. Đồng thời, những đối tượng yếu thế trong xã hội như người nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật… cũng được thụ hưởng từ những hoạt động xã hội, từ thiện của DN.

“Lợi là vậy nhưng ở Việt Nam, các DN vẫn chưa mặn mà” - ông Châu Nhật Bình, Phó Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam, Giám đốc dự án CSR tại Việt Nam, nhìn nhận. Theo ông Bình, nguyên nhân là do nhận thức của DN và NLĐ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, đa phần DN có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế… Ông Bình đề nghị: “Để DN tích cực thực hiện CSR, rất cần sự hỗ trợ của tổ chức CĐ và các cơ quan quản lý lao động trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho NLĐ, người sử dụng lao động; phối hợp cùng DN đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống cho NLĐ. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật, giải quyết có hiệu quả tranh chấp lao động, đình công”.

Trách nhiệm xã hội là gì?

CSR (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Corporate Social Responsibility) là cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung. Ở các nước phát triển, CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo