xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mức sống tối thiểu “thụt lùi’?

Lê Minh Long (Đại Đoàn Kết)

Khi doanh nghiệp phát triển thì người lao động phải được hưởng lợi hơn nữa, để đạt được mục tiêu đến năm 2020 mức lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu

Ngày 26-7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tiến hành họp phiên thứ 2. Tại phiên họp này, mức sống tối thiểu đã được các thành viên thảo luận, nhằm làm căn cứ xác định mức tăng. Tuy nhiên giữa các bên chưa thể tìm được tiếng nói chung, mỗi bên đều dựa trên các tiêu chí riêng để đưa ra các mức đề xuất tăng khác nhau

Doanh nghiệp phát triển thì NLĐ phải được hưởng lợi

Bà Tống Thị Minh, Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH), thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết: Các bên đã thảo luận để xác định mức sống tối thiểu nhằm có thêm cơ sở thảo luận, đàm phán, thương lượng mức tăng lương năm 2019.

Trao đổi với báo chí, ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết: Một trong những vấn đề lớn đang gây nhiều tranh cãi trong phiên họp thứ hai là cách xác định mức sống tối thiểu, trong đó Tổng LĐLĐ Việt Nam đang quan tâm tới rổ hàng hoá để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ). "Trước đây, rổ hàng hoá này là 724.000 đồng, nhưng hôm nay xác định là 660.000 đồng, trong khi giá cả đều tăng. Tỉ lệ lương thực thực phẩm trong mức sống chung thì hầu hết người lao động (NLĐ) là thanh niên, sống ở đô thị, nên tỉ lệ này thấp, chỉ chiếm 45%; còn lại 55% là phi lương thực, thực phẩm như vui chơi, giải trí... Trong khi bộ phận kỹ thuật tính toán, tỉ lệ này là 48% và 52%"- ông Hiểu băn khoăn.


Mức sống tối thiểu “thụt lùi’? - Ảnh 1.

Khi xem xét để đề xuất mức tiền lương tối thiểu, các bên đều phải căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động

Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, rổ hàng hoá và tỉ lệ lương thực, thực phẩm là hai vấn đề cốt lõi để tính toán mức sống tối thiểu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đang theo đuổi. Do vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giữ phương án tăng lương năm 2019 phải ở mức 8% căn cứ theo tình hình tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế, kinh doanh phát triển, nhiều doanh nghiệp (DN), dự án đầu tư mới. "Khi DN phát triển thì NLĐ phải được hưởng lợi hơn nữa, để đạt được mục tiêu đến năm 2020 mức lương tối thiểu (LTT) đáp ứng được mức sống tối thiểu. Mức tăng phải phù hợp với sức chịu đựng của DN, nhưng cũng tương ứng với sự đóng góp của NLĐ" - ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Thực tế cũng như các năm trước đây, khi xem xét để đề xuất mức tiền LTT các bên đều phải căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ; điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động. Trong đó nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của NLĐ bao gồm nhu cầu lương thực, thực phẩm (bảo đảm dinh dưỡng 2.300 kCal/ngày/người); nhu cầu phi lương thực, thực phẩm (như giáo dục, y tế, văn hóa, năng lượng, chất đốt, đi lại) và nhu cầu nuôi con (bằng 70% nhu cầu tối thiểu của NLĐ).

Cần tiêu chí cụ thể

Làm thế nào để LTT bảo đảm mức sống tối thiểu không chỉ đơn thuần là mong muốn của NLĐ, ngành chức năng mà cũng là mong muốn của các DN. Bởi, khi mức sống NLĐ ổn định sẽ kéo theo năng suất lao động tăng. Song, dù cùng mục tiêu, nhưng dường như qua mỗi kỳ họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia về đề xuất phương án tăng LTT vùng vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung.

Theo quy định mức LTT phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, lực lượng vũ trang và NLĐ trong DN. Nghị quyết chỉ rõ: "Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của DN để đến năm 2020 mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ". Như vậy, lộ trình để LTT đáp ứng mức sống tối thiểu đã được xác định.

Mức sống tối thiểu “thụt lùi’? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, định nghĩa và cách tính mức sống tối thiểu như hiện nay vẫn chưa rõ ràng,

Tuy vậy, định nghĩa và cách tính mức sống tối thiểu như hiện nay vẫn chưa rõ ràng, vì dù có tương đối đầy đủ các khoản mục nhu cầu thiết yếu thì chất lượng của các khoản mục này vẫn còn bỏ ngỏ. Các nhu cầu tối thiểu như: Ăn, ở, quần áo, chăm sóc y tế, nuôi dạy con, đi lại, hoạt động văn hóa xã hội luôn là căn cứ để tính mức sống tối thiểu, từ đó xác định mức LTT. Không những thế, để có được những nhu cầu thiết yếu này, NLĐ không cần phải đánh đổi những giá trị khác như nhân phẩm hay lao động quá sức. Chính vì vậy, việc xây dựng lương tối thiểu đáp ứng mức tối thiểu là cần thiết. Vì vậy, đã đến lúc cần phải có một cơ quan chức năng với các tiêu chí cụ thể, khoa học để xác định mức sống tối thiểu.

Trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện xác định "rổ hàng hóa" trong mức sống tối thiểu của NLĐ, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho rằng, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đề xuất cơ cấu nhu cầu lương thực, thực phẩm 45%, phi lương thực, thực phẩm 55% là hợp lý. Lý do kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì tỉ trọng chi phí về lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người dân nói chung, của NLĐ nói riêng sẽ ngày càng giảm so với chi phí để đáp ứng nhu cầu về văn hóa, xã hội (nhu cầu phi lương thực, thực phẩm).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo