xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng tầm thợ Việt

G.Nam

(NLĐO) - Các dự án hợp tác đào tạo nghề với các nước phát triển đã và đang tạo ra nhiều thế hệ công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động

Trong nỗ lực đào tạo nghề cho người lao động, gần đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động tìm kiếm và ký kết nhiều văn bản ghi nhớ hợp tác đào tạo nghề với các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Australia... Tất cả những hợp tác này đều có chung mục tiêu là nâng tầm người thợ Việt để họ có thể tham gia vào thị trường lao động với tay nghề và kỹ năng ở mức cao.

Nâng tầm thợ Việt - Ảnh 1.

Những sinh viên đầu tiên theo mô hình KOSEN của Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Năm 2020, 174 sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử của trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là những người đầu tiên được đào tạo trở thành kỹ sư thực hành trong ba năm, được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp theo chương trình cốt lõi của KOSEN của Nhật Bản.

KOSEN là hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật quốc lập tại Nhật Bản với quá trình dạy học được áp dụng xuyên suốt nhằm giúp người học rèn luyện các kỹ năng cần thiết như thói quen, kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể, sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn.

Hệ thống này được đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ đào tạo rất hiện đại để người học có thể thích nghi nhanh chóng với việc làm sau khi tốt nghiệp. Khoảng 99% sinh viên tốt nghiệp từ các trường KOSEN tìm được việc làm và làm các công việc đúng chuyên ngành học tập của mình.

Với việc tham gia vào mô hình đào tạo KOSEN, sinh viên được hỗ trợ tham quan, thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể học liên thông đại học tại Nhật Bản nếu có năng lực tiếng Nhật N2.

Được biết, hiện có gần 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam và đây là cơ hội tốt cho những người tham gia mô hình đào tạo KOSEN đến thực tập và làm việc.

Nâng tầm thợ Việt - Ảnh 2.

Học viên trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 trong chương trình hợp tác với GIZ

Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam với sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đang là điểm sáng trong hợp tác đào tạo nghề.

Dựa trên sự thành công của mô hình đào tạo nghề song hành của Đức, GIZ đang hợp tác và chuyển giao đào tạo nghề cho 11 trường cao đẳng nghề chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp để thí điểm các chương trình đào tạo kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc tế.

GIZ đã giúp tư vấn cho các trường chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chuyển giao các bí kíp đào tạo cũng như xây dựng năng lực cho cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý của các trường. GIZ cũng đã thí điểm và chứng minh được rằng mô hình đào tạo phối hợp mà ở đó doanh nghiệp và nhà trường cùng song hành trong quá trình đào tạo có thể được thực hiện thành công tại Việt Nam, trong khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam.

Cả 7 chương trình đào tạo phối hợp mà GIZ đang triển khai đều được xây dựng trên tiêu chuẩn của Đức và đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Chương trình tích hợp các module theo các yêu cầu của ngành công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ. Mỗi chương trình gồm 12 module có thể được rút ra để đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo nâng cao.

Chương trình đào tạo mà GIZ đã thí điểm tại các trường đối tác thu được nhiều thành công với tỷ lệ trên 80% các học viên tốt nghiệp đều có việc làm bền vững và có thu nhập khá tốt. Các doanh nghiệp tuyển dụng đều rất hài lòng với tay nghề và kỹ năng của người được đào tạo. Đáng chú ý, số lượng học viên nữ tham gia vào các ngành nghề kỹ thuật đã tăng đáng kể. Các giáo viên của các trường đối tác cũng được xây dựng năng lực lâu dài và đều đạt được trình độ kỹ năng ở cấp độ quốc tế.

Nâng tầm thợ Việt - Ảnh 3.

Buổi ký kết Thỏa thuận bổ sung về Chương trình Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Australia 2021-2025

Chính phủ Australia vừa ký kết với Việt Nam Chương trình Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Australia giai đoạn 2021-2025 có trị giá lên đến 50,1 triệu đô la Úc.

Chương trình với các ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, đặc biệt là việc thích ứng để vượt qua những thách thức của đại dịch Covid-19.

Theo thống kê, từ năm 2016 đến năm 2021, hơn 105.000 sinh viên Việt Nam đã hưởng lợi từ việc cải thiện công tác giảng dạy, xây dựng giáo trình và quản trị cơ sở đào tạo do Chương trình Aus4Skills của Chính phủ Australia hỗ trợ.

Chương trình đã hỗ trợ 240 công dân Việt Nam nhận học bổng dài hạn toàn phần để học tập tại các trường đại học Australia; hỗ trợ hơn 1 triệu đô la Úc cho 95 dự án phát triển do cựu sinh Australia khởi xướng và điều hành ở Việt Nam; tổ chức 162 hội thảo phát triển chuyên môn với hơn 7.500 cựu sinh Australia ở Việt Nam tham dự; nâng cao kỹ năng và thực hành giảng dạy của 339 giảng viên ở các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

Chương trình cũng kết nối các doanh nghiệp ngành logistics và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và kỹ năng cho lực lượng lao động ngành logistics; đổi mới 147 chương trình giảng dạy của các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo về bình đẳng giới cho hơn 59.000 cán bộ Chính phủ Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo