xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghị quyết 116 không bỏ sót đối tượng

VĂN DUẨN - NGỌC DUNG

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24-9-2021 của Chính phủ không bỏ sót đối tượng thụ hưởng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do dịch Covid-19

Báo Người Lao Động (số ra ngày 5-10) có bài viết "Gói 30.000 tỉ đồng còn bỏ sót đối tượng?", trong đó có nêu băn khoăn của một số cán bộ Công đoàn cơ sở khi cho rằng Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24-9-2021 của Chính phủ đã "để lọt" đối tượng là người lao động (NLĐ) đang tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương. Viện dẫn quy định của Luật BHXH, NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng đối tượng nêu trên sẽ không đáp ứng được tiêu chí "đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30-9-2021" để được hưởng hỗ trợ.

Cần bám sát hướng dẫn của BHXH Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về băn khoăn nêu trên, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh khẳng định: Đối tượng mà cán bộ Công đoàn ở cơ sở cho rằng bị "bỏ sót" nêu trên vẫn được hưởng chính sách quy định tại Nghị quyết 116 của Chính phủ vì họ đang tham gia BHTN. "Cán bộ Công đoàn cần chủ động liên hệ với cơ quan BHXH để tìm hiểu kỹ, từ đó giải thích cho NLĐ" - ông Thanh lưu ý. Bên cạnh đó, theo ông Thanh, NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến 30-9-2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm (không bao gồm người hưởng lương hưu hằng tháng) vẫn được hưởng chế độ theo Nghị quyết 116.

Còn ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, thì cho rằng nếu chỉ đọc câu chữ thể hiện ở Nghị quyết 116 để vận dụng thì những băn khoăn nêu trên là có cơ sở. Tuy nhiên, theo ông Quảng, ông là người được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của Nghị quyết 116, nên hiểu rõ bản chất của đối tượng thụ hưởng trong chính sách này. Cụ thể hiện nay có khoảng gần 15 triệu người đang tham gia BHTN. Tuy nhiên, trừ đi khoảng gần 2 triệu NLĐ thuộc các đối tượng không được nhận chính sách hỗ trợ (các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên), thì sẽ có 12,78 triệu NLĐ được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này. "Cán bộ Công đoàn cần bám sát các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 116, đó là hướng dẫn tại Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ngày 1-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN và Công văn số 3068/BHXH-CSXH ngày 1-10-2021 của BHXH Việt Nam về việc triển khai Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, để từ đó giải thích, hướng dẫn đúng cho NLĐ" - ông Quảng nói.

Cũng theo ông Lê Đình Quảng, về đối tượng thứ nhất trong Nghị quyết 116 và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg: "NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30-9-2021", thì phải hiểu "đây là những người có tên trong danh sách tham gia BHTN mà cơ quan BHXH có tính đến thời điểm 30-9-2021". "Ví dụ NLĐ tạm dừng đóng BHTN một vài tháng trước thời điểm 30-9-2021 thì NLĐ vẫn nằm trong đối tượng mà cơ quan BHXH họ có danh sách của NLĐ để được hưởng chế độ hỗ trợ của Nghị quyết 116 bình thường, trừ thời gian mấy tháng sau cùng không tham gia BHTN mà thôi" - ông Quảng lý giải. Giả sử có "sót" ở đối tượng thứ nhất thì theo ông Lê Đình Quảng, NLĐ vẫn được hưởng ở đối tượng thứ hai quy định trong Nghị quyết 116: "NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến hết ngày 30-9-2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng". Ông Lê Đình Quảng đề nghị cán bộ Công đoàn ở cơ sở phải nghiên cứu kỹ Quyết định 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng và Công văn hướng dẫn số 3068/BHXH-CSX của BHXH Việt Nam để giải thích, hướng dẫn cho NLĐ.

Nghị quyết 116 không bỏ sót đối tượng - Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Cân Nhơn Hòa (TP Thủ Đức, TP HCM) tạm hoãn hợp đồng lao động từ ngày 15-7 đến nay. Ảnh: HỒNG ĐÀO

Quy trình, thủ tục hỗ trợ đơn giản, nhanh chóng

Liên quan tới đối tượng thụ hưởng chính sách này, ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, khẳng định NLĐ đang tạm hoãn HĐLĐ hoặc ngừng việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến ngày 30-9-2021 vẫn được hưởng chính sách.

Chia sẻ thêm về nội dung này, một đại diện BHXH cho biết theo quy định, việc dừng đóng là phải có quyết định chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc. Do đó, các đối tượng tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương vẫn được nhận hỗ trợ. Theo BHXH Việt Nam những ngày qua cơ quan BHXH đã thực hiện chuyển khoản tiền hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng qua tài khoản cá nhân. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ và người sử dụng lao động, ngành BHXH Việt Nam chủ trương thực hiện đa dạng, linh hoạt các hình thức giao dịch hồ sơ để triển khai các chính sách hỗ trợ theo sự lựa chọn của người thụ hưởng, giúp NLĐ và người sử dụng lao động có thể tiếp cận chính sách thuận lợi nhất và trong thời gian sớm nhất. "Đối tượng NLĐ thuộc doanh nghiệp quản lý thì doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trong việc xác định đối tượng nhận hỗ trợ sau đó gửi đến cơ quan BHXH địa phương để làm cơ sở giải quyết. Trường hợp NLĐ bị bỏ sót thì cá nhân người đó sẽ gửi xác nhận thời gian đóng BHTN để cơ quan BHXH chi trả theo quy định" - một đại diện BHXH nói.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết 116, ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết khi triển khai gói hỗ trợ, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương xây dựng một quy trình, thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận tiện với người thụ hưởng nhờ nền tảng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này là yếu tố quan trọng giúp chính sách hỗ trợ tiếp cận nhanh chóng đến NLĐ và người sử dụng lao động, phát huy hiệu quả tốt hơn. "Quy trình hỗ trợ bảo đảm phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng ban, bộ phận trong cơ quan BHXH, trên nguyên tắc không phát sinh thêm thủ tục, đặc biệt thời gian giải quyết công việc đều giảm so với thời gian trong quyết định của Thủ tướng" - ông Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu. 

Có đóng, có hưởng

Sáng 5-10, tại buổi livestream trực tuyến phổ biến chính sách hỗ trợ NLĐ trong tình hình dịch Covid-19 theo Nghị quyết 116/NQ-CP do BHXH TP HCM và Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (CSED) tổ chức, trả lời câu hỏi của NLĐ về việc đối tượng tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương do dịch Covid-19 có được hưởng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng không, ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, cho hay cơ quan BHXH sẽ có hướng dẫn sau đối với trường hợp này trên tinh thần có đóng BHTN sẽ được hưởng. Việc hưởng gói hỗ trợ này là độc lập không liên quan đến việc thụ hưởng của NLĐ ở các gói hỗ trợ khó khăn khác như Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND của HĐND thành phố.

M.Chi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo