xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩa tình với công nhân

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Không chỉ san sẻ khó khăn với công nhân, bà Lê Phạm Ngân Hà còn giúp họ xây dựng nếp sống văn minh, “tối lửa tắt đèn” có nhau

Dẫn chúng tôi tham quan các dãy nhà trọ sạch sẽ, thoáng mát, bà chủ Lê Phạm Ngân Hà (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM) cũng tranh thủ thăm hỏi tình hình vui Tết của công nhân (CN) ở các tỉnh. Khi nghe anh em CN cho biết đã có một cái Tết thật ấm cúng bên người thân, bà Hà rất vui.

Yêu thương hết mực

Nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng cũng rất nghiêm khắc là cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc bà Hà. Đến các phòng trọ, câu hỏi mà bà nhận được nhiều nhất từ anh em CN là: “Qua Tết, có vợ chồng người quen ở quê muốn vào TP HCM làm việc, chị còn phòng không?” hay “Tháng sau, tụi em cưới và muốn thuê trọ ở đây, chị có sắp xếp được phòng riêng không?”. Quay sang chúng tôi, bà cười giải thích: “Nhà trọ của tôi rất ít biến động, không ai trả phòng nên quanh năm hầu như không có phòng trống”.


Bà Lê Phạm Ngân Hà (bên trái) thường xuyên thăm hỏi đời sống công nhân ở trọ

Bà Lê Phạm Ngân Hà (bên trái) thường xuyên thăm hỏi đời sống công nhân ở trọ

Bắt đầu kinh doanh nhà trọ từ năm 2003 với vỏn vẹn 6 phòng, sau hơn 13 năm, bà Hà sở hữu trong tay 40 phòng. So với các khu nhà trọ ở khu vực lân cận, phòng trọ do bà quản lý rất sạch sẽ, thoáng mát (diện tích gần 24 m2, có gác lửng). Không chỉ là nơi thuê trọ lý tưởng dành cho CN các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, từ năm 2011 đến nay, bà Hà luôn ổn định giá cho thuê 1,5 triệu đồng/tháng/phòng. Với CN ở trọ lâu năm, bà cho họ thuê với giá ưu đãi 1,3 triệu đồng/tháng. Tấm lòng của chủ nhà trọ giúp không ít CN ngoại tỉnh tiết kiệm chi tiêu, từ đó ổn định cuộc sống.

Năm 2008, khi nhiều địa phương tại TP HCM triển khai thực hiện chương trình bán điện, nước sinh hoạt đúng giá cho CN, bà Hà là một trong những người đầu tiên hưởng ứng. Thời gian đầu, thủ tục đăng ký rất nhiêu khê song bà vẫn không quản ngại khó khăn để bổ sung hồ sơ, giấy tờ cho CN. Nhờ đó, toàn bộ CN ở trọ đều được mua điện, nước sinh hoạt đúng giá, cuộc sống dễ thở hơn đôi chút. “Cuộc sống của anh em CN ngoại tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cố gắng một chút để san sẻ khó khăn với họ, tôi xem đó vừa là trách nhiệm vừa là niềm vui của bản thân” - bà Hà bộc bạch.

Dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, bà Hà đến từng phòng trọ hỏi thăm, động viên và lì xì mỗi phòng 200.000 đồng để CN có thêm lộ phí về quê. Bà kể: “Mấy năm trước, tôi đều lì xì nửa tháng tiền thuê nhà cho các phòng. Năm nay, vì còn khoản nợ vay ngân hàng để sửa chữa, nâng cấp phòng trọ nên tôi chỉ có thể lì xì cho các em 200.000 đồng. Tôi dự định sau Tết dành ra một phòng lớn làm chỗ đọc sách báo, hát karaoke cho các em thư giãn sau giờ làm việc”.

Xây dựng nếp sống văn minh

Tuyên truyền, giáo dục CN xây dựng nếp sống văn minh đô thị, việc làm thiết thực của bà Hà được cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể ở địa phương đánh giá cao. Nhiều chủ nhà trọ ở khu vực lân cận cũng đến tham quan, học tập mô hình này.

Nền nếp và quy củ là điều dễ nhận thấy trong việc quản lý nhà trọ của bà Hà. Ở cuối các dãy phòng, bà đều làm chỗ chứa rác để giúp CN thuận tiện trong sinh hoạt, từ bỏ thói quen bỏ rác trước cửa phòng. Nội quy sinh hoạt được niêm yết công khai ở từng dãy phòng để tất thảy CN biết và tuân thủ, nhờ vậy sinh hoạt nhà trọ sớm đi vào khuôn khổ.

Chỉn chu hơn, trong hợp đồng và phiếu thu tiền nhà, bà Hà luôn in sẵn các câu để nhắc nhở CN nêu cao ý thức phòng cháy chữa cháy, nhất là đề cao cảnh giác với nạn trộm cắp, như: “Nhớ tắt các thiết bị điện, gas khi không sử dụng, khi ra khỏi phòng; “Đề phòng kẻ trộm, nhớ khóa cửa, khóa xe cẩn thận”. Đều đặn mỗi trưa, mỗi tối hoặc sau khi trời mưa, bà dạo qua các phòng xem CN có đóng cửa cẩn thận chưa hoặc có đối tượng lạ mặt nào lảng vảng xung quanh không. Ai đến thuê phòng, bà đều hỏi thăm làm ở đâu, có giấy tờ tùy thân không thì mới chấp nhận, nhờ vậy mà “sàng lọc” ngay từ đầu các đối tượng xấu. Nhà trọ cũng quy định CN ở đây không được nhậu nhẹt, đánh nhau, cự cãi; không xả rác bừa bãi; điều chỉnh âm thanh các thiết bị giải trí vừa đủ nghe, không làm ảnh hưởng đến mọi người…

Hiểu hoàn cảnh của từng người ở trọ và giúp đỡ kịp thời khi họ gặp khó khăn, tấm lòng của bà Hà khiến nhiều người cảm kích. Vợ chồng ông Tăng Văn Hiệp và bà Phí Thị Phượng có nhà bị giải tỏa, trôi dạt từ quận 1 đến đây thuê trọ. Ông Hiệp đi làm thuê còn bà Phượng bán bánh bèo nên thu nhập bấp bênh. Con trai duy nhất của họ bị tai nạn giao thông chết, để lại đứa cháu nội cho ông bà nuôi.

Thông cảm với hoàn cảnh của vợ chồng ông Hiệp, không chỉ mua BHYT cho họ, bà Hà còn xin học bổng cho đứa cháu trai. “Ơn nghĩa của cô Hà đối với vợ chồng tôi lớn lắm. Không chỉ giúp đỡ về vật chất, cô còn thường xuyên gặp gỡ, động viên, thăm hỏi về tình hình bệnh tật của tôi” - bà Phượng xúc động.

Bà Hà còn quan tâm đến từng đứa trẻ trong xóm trọ. Hằng năm, bà đều lên danh sách những trẻ đến tuổi đi học để gửi lên phường, xin quà cho con CN vào ngày 1-6, Tết Trung thu… Với những đóng góp tích cực ấy, tháng 12-2015, bà vinh dự được kết nạp Đảng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo