xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người khuyết tật gặp nhiều rào cản

Bài và ảnh: MAI CHI

Khó khăn trong việc tiếp cận cơ hội đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm là rào cản đối với người khuyết tật trong quá trình hội nhập

"Người khuyết tật (NKT) học được nghề đã khó, học xong muốn tìm được việc làm phù hợp càng khó khăn hơn. Việc này cũng giống chúng tôi được trao cần câu nhưng lại không có ao để câu cá vậy. Thực tế này khiến ước mơ có được một việc làm ổn định để tự lo bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và hội nhập xã hội của chúng tôi càng trở nên xa vời". Đây là chia sẻ của anh Đinh Công Duy - một NKT ngụ quận Bình Tân, TP HCM - tại buổi đối thoại với các sở, ngành về chế độ chính sách đối với NKT do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM vừa tổ chức.

Mong manh cơ hội việc làm

Anh Duy bị liệt cả chân tay từ năm lên 6 tuổi sau một cơn sốt bại liệt. Năm 14 tuổi, anh được Tổ chức Nhà May Mắn (Maison Chance; quận Bình Tân, TP HCM) hỗ trợ dạy nghề miễn phí.

Người khuyết tật gặp nhiều rào cản - Ảnh 1.

Người khuyết tật đề đạt nguyện vọng tại buổi đối thoại với các sở, ngành TP HCM

Tốt nghiệp, anh trở thành nhân viên phụ trách website và phiên dịch tiếng Pháp cho tổ chức này. Duy nói mình may mắn có được việc làm và thu nhập ổn định nhưng nhiều bạn bè anh lại không được như vậy. Nhiều người trong số họ dù đã học nghề xong vẫn chưa tìm được việc làm do doanh nghiệp (DN) vẫn chưa tin vào khả năng của NKT. Nhiều NKT được DN vui vẻ tiếp nhận nhưng cơ sở vật chất tại nơi làm việc không phù hợp nên họ cũng không thể vào làm việc. Chẳng hạn, như lối đi tại nơi làm việc không đủ rộng để NKT có thể di chuyển bằng xe lăn hoặc không có thang máy.

Không chỉ tìm việc khó khăn, NKT muốn tự tạo việc làm bằng cách kinh doanh, buôn bán nhỏ cũng gặp rào cản về vốn. Anh Nguyễn Hoàng Trung (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết đa phần NKT có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có việc làm và thu nhập ổn định nên các ngân hàng rất ngại cho vay vì sợ khó thu hồi nợ. Mặt khác, dù có quy định NKT là đối tượng được ưu tiên khi thuê mướn mặt bằng kinh doanh do chính quyền địa phương quản lý song thực tế để thuê mướn cũng không dễ, chưa nói tới việc ưu tiên.

Cần chính sách ưu đãi hợp lý

TP HCM hiện có gần 57.000 NKT. Tính đến tháng 9-2018, các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại TP đã mở 17 lớp nghề với 453 em theo học; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 2.093 lượt NKT, trong đó có 763 người có việc làm ổn định.

Tuy nhiên, ông Võ Minh Hoàng, Phó trưởng Phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB-XH TP HCM, thừa nhận hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho NKT tại TP còn gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân là do ngành nghề đào tạo tại các trường nghề trên địa bàn quận, huyện chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp nên chỉ phù hợp với những người có sức khỏe bình thường. Hạn chế khác của các cơ sở dạy nghề là chưa có đội ngũ giáo viên chuyên dạy nghề cho NKT; cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, theo các đại biểu, vẫn còn nhiều hộ gia đình và NKT có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu nhưng chưa được tiếp cận các nguồn vốn vay do điều kiện vay vốn chưa phù hợp với thực tế bản thân NKT. "Năm 2017, Sở LĐ-TB-XH TP đã làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc hỗ trợ vốn vay cho NKT nhưng kết quả chỉ có 20 trường hợp NKT được giải quyết vay vốn. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với phía ngân hàng nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong việc vay vốn của NKT" - ông Hoàng thông tin.

Theo quy định hiện hành, để được hưởng các chế độ ưu đãi (thuế thu nhập, tiền thuê đất, mặt bằng kinh doanh), DN phải sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT. Theo các đại biểu, yêu cầu này đối với DN quá cao và chưa phù hợp thực tiễn. Bởi nếu sử dụng tỉ lệ lao động như vậy, DN phải mất chi phí cải tạo điều kiện làm việc phù hợp với NKT, từ đó dẫn đến tâm lý e ngại trong việc tuyển dụng lao động là NKT. Tiếp thu ý kiến này, đại diện Sở LĐ-TB-XH cho biết sẽ kiến nghị các cơ quan hữu quan xem xét, điều chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích DN tiếp nhận NKT vào làm việc. 

Xử lý nghiêm nhân viên xe buýt kỳ thị NKT

Liên quan đến vấn đề NKT bị phân biệt đối xử khi di chuyển bằng phương tiện công cộng, ông Mạnh Thanh Hải, Phó trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết nếu tình trạng trên còn diễn ra, NKT có thể thông tin về sở để xử lý nghiêm những nhân viên có thái độ kỳ thị với NKT. Bên cạnh đó, thời gian tới, sở sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền về quy tắc ứng xử cho nhân viên xe buýt với NKT để cải thiện tình trạng trên. Đồng thời, thiết kế lại các trạm dừng, nhà chờ và bậc lên xuống xe buýt phù hợp với NKT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo