xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động làm việc trong điều kiện thiếu an toàn

KHÁNH CHI

Trong 5 tháng đầu năm 2003, TPHCM đã xảy ra 24 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2002 và bằng 50% số vụ TNLĐ chết người của cả năm 2002. Chỉ tính riêng trong tháng 4 và 5-2003, ngay sau khi TP tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (AT-VSLĐ- PCCN), đã liên tiếp xảy ra 18 vụ TNLĐ làm 19 người chết.

Thực trạng trên cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về lao động và bảo hộ lao động (BHLĐ) vẫn còn phổ biến ở nhiều doanh nghiệp (DN), đe dọa tính mạng của người lao động (NLĐ).

Buông lỏng công tác kiểm tra

Năm 2002, TPHCM xảy ra 1.195 vụ TNLĐ, tăng gần gấp đôi so với năm 2001 (601 vụ), làm 1.228 người bị nạn, trong đó có 62 người chết, 143 người bị thương nặng, làm mất 11.270 ngày công; ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng. Ông Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH - Chủ tịch Hội đồng BHLĐ  TPHCM, nêu thực tế: Dù năm qua, các cơ quan chức năng TP đã thực hiện 2.314 lượt thanh tra, kiểm tra về
AT-VSLĐ tại các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh và xử phạt nghiêm các đơn vị vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ khá lớn DN, cơ sở sản xuất cá thể không chấp hành quy định tự kiểm tra AT-VSLĐ. Nhiều vụ TNLĐ chết người do người sử dụng lao động (NSDLĐ) buông lỏng công tác tự kiểm tra BHLĐ, không tổ chức giám sát ATLĐ và chưa có ý thức phòng ngừa trước các nguy cơ tai nạn. Bên cạnh đó là việc vi phạm quy trình, biện pháp thi công, làm việc an toàn. Theo khảo sát của Đoàn Điều tra TNLĐ TP, trong số 48 vụ TNLĐ chết người trong năm 2002, có 14 vụ do không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn (tỉ lệ gần 27,08%). Việc cải thiện môi trường lao động cũng chưa được các DN quan tâm đúng mức. Qua khám bệnh nghề nghiệp cho 14.470 lượt NLĐ làm việc trong môi trường độc hại trong năm 2002, Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường TP đã phát hiện 912 người có nguy cơ mắc các bệnh điếc do tiếng ồn, sạm da do tiếp xúc xăng dầu... Kết quả đo đạc môi trường lao động tại 637 DN, cho thấy có 11.478/41.734 mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cho phép (tỉ lệ 27,5%).

Chưa thay đổi nhận thức về AT-VSLĐ

Tại hội nghị tổng kết công tác BHLĐ TPHCM năm 2002 vừa được tổ chức mới đây, vấn đề được các đại biểu tập trung đề cập nhiều lần là vì sao TNLĐ năm sau cao hơn năm trước, dù năm nào TP cũng rầm rộ phát động hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN”? Có nhiều cách lý giải khác nhau, song nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia BHLĐ TP đề cập nhiều vẫn là nhận thức của nhiều NSDLĐ và NLĐ về công tác AT-VSLĐ còn hạn chế, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Nhiều DN, cơ sở sản xuất vì chạy theo lợi ích trước mắt, tìm cách giảm chi phí, giá thành, không quan tâm thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn, quy phạm AT-VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động. NLĐ làm việc ở đơn vị này phần đông là lao động nhập cư, do cần việc làm nên chấp nhận điều kiện làm việc thiếu an toàn, không được khám sức khỏe và huấn luyện  AT-VSLĐ.

Khó khăn khách quan khác bắt nguồn từ công tác quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ từ TP đến các cấp cơ sở chưa phù hợp về cơ cấu tổ chức, nhất là vấn đề nhân sự so với quy mô của một TP công nghiệp lớn với trên 2 triệu lao động (hiện chỉ có thanh tra ATLĐ cấp sở). Mặt khác, việc xử lý, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về chế độ, chính sách BHLĐ chưa thật quyết liệt, chưa mang tính răn đe, chưa có biện pháp chế tài về vi phạm chế độ báo cáo thống kê. Công tác quản lý các quy phạm, tiêu chuẩn AT-VSLĐ trong các DN vừa và nhỏ, DN có tính chất lưu động (xây dựng, dịch vụ giao thông...) còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện về AT-VSLĐ tuy có tăng cường nhưng chưa thấm vào đâu so với quy mô TP.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Trong năm 2002, qua phát động của LĐLĐ TP, các cấp công đoàn (CĐ) đã thực hiện 260 công trình cải thiện điều kiện lao động với tổng vốn đầu tư trên 11,84 tỉ đồng. Ghi nhận nỗ lực của CĐ TP, song theo Phó Chủ tịch UBND  TPHCM Nguyễn Thành Tài,  vấn đề quan trọng là phải nhanh chóng củng cố, tổ chức lại hệ thống thanh tra lao động hợp nhất theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ nhằm thực hiện hiệu quả chức năng thanh tra Nhà nước về lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm BHLĐ. Hội đồng BHLĐ TP và các cấp sở, ngành cần nghiên cứu các biện pháp huy động thêm nhiều nguồn lực của xã hội góp phần tham gia vào các hoạt động thông tin tuyên truyền. Hoạt động này dựa trên nguyên tắc: Mọi DN và NLĐ đều phải nhận thức được các mối nguy hiểm trong sản xuất, yếu tố độc hại, để phòng tránh TNLĐ. Một vấn đề khác được xem là có tính nguyên tắc đối với các DN là: Phải chịu trách nhiệm trước NLĐ và trước pháp luật về việc đảm bảo điều kiện
AT-VSLĐ; chấp hành kỷ luật thống kê báo cáo về BHLĐ, TNLĐ - xem đây là tiêu chí thể hiện ý thức chấp hành pháp luật của DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo