xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tìm việc, việc tìm người

Bài và ảnh: GIANG NAM

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp cắt giảm hàng ngàn lao động cận Tết cũng có không ít công ty phải vất vả để tuyển người làm

Đánh giá về thị trường lao động hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho biết nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ. Đến nay, các doanh nghiệp (DN) đã duy trì được lực lượng lao động ổn định. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; giữa các loại lao động khác nhau (lao động phổ thông, lao động quản lý, lao động trình độ kỹ thuật cao…) vẫn còn xảy ra.

Nơi thừa, nơi thiếu

Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023 nhưng hàng ngàn lao động đang đối diện với nguy cơ mất việc khi nhiều DN sử dụng đông lao động tuyên bố cắt giảm nhân công vì thiếu đơn hàng. Cụ thể, mới đây, Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi, TP HCM) tuyên bố cắt giảm 1.500 lao động do thiếu đơn hàng. Tương tự, cũng vì thiếu đơn hàng mà Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP HCM) vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng với 1.185/1.822 lao động với lý do tương tự.

Ngược lại, không ít DN lại "than" khó tuyển lao động. Tại TP HCM, nhu cầu tuyển dụng lao động cuối năm ở một số ngành nghề đang sôi động. Đơn cử như Công ty CP Kềm Nghĩa (huyện Củ Chi) cần tuyển 500 CN để đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh nhưng đến giờ vẫn chưa đủ người. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thực phẩm Duy Anh (chuyên sản xuất bún khô, bánh tráng xuất khẩu; huyện Củ Chi) đang cần tuyển khoảng 100 lao động cho những tháng cuối năm.

Người tìm việc, việc tìm người - Ảnh 1.

Người lao động mong có việc làm ổn định để gắn bó dài lâu với doanh nghiệp

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian gần đây, nhiều DN trên địa bàn cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động. Công ty CP Sản xuất Container Hòa Phát (KCN Phú Mỹ II, thị xã Phú Mỹ) cho hay đơn vị đang cần tuyển 650 lao động, trong đó có 100 lao động phổ thông, 500 thợ hàn, thợ cơ khí… với mức lương cơ bản từ 6-18 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 3 tháng tích cực tuyển, rất ít hồ sơ ứng tuyển. Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu (thị xã Phú Mỹ) cũng đang thông báo tuyển 127 lao động cho các vị trí kỹ thuật viên: thủy lực, cơ khí, sơn dầu, hàn, tiện, phay, máy lạnh, cửa cuốn, lao động phổ thông… với nhiều chế độ ưu đãi vượt trội nhưng cũng tìm không đủ người.

Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương cho biết những tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của các DN rất lớn khi tình hình đơn hàng khởi sắc trở lại. DN có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động như Công ty TNHH Techtronic Industries Việt Nam Manufacturing (KCN Việt Nam - Singapore I, TP Thuận An) tuyển hơn 2.300 CN; Công ty TNHH Panko Vina (KCN Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) tuyển 1.200 CN; Công ty TNHH Giày Thông Dụng (TP Thuận An) tuyển 1.000 CN; Công ty TNHH Yazaki Eds (TP Dĩ An) tuyển hơn 500 CN… Thế nhưng, các DN vẫn rất khó tuyển đủ số lượng cần thiết dù chỉ là lao động phổ thông.

Phải dự báo nhu cầu lao động

Trước tình hình biến động lao động đang diễn biến nhanh, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho biết sở đang phối hợp với LĐLĐ TP HCM, Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM để nắm bắt nguyện vọng của NLĐ tại các DN dự kiến cắt giảm lao động.

Trước mắt, Sở LĐ-TB-XH TP sẽ kết nối cung cầu lao động, giới thiệu NLĐ đến các DN cùng lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng để hạn chế tình trạng thất nghiệp, đồng thời tư vấn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ có nhu cầu. "Sở sẽ đề xuất với UBND TP HCM thành lập đoàn khảo sát liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, quan hệ lao động tại các DN. Việc này nhằm hạn chế nguy cơ có khả năng xảy ra trong dịp cuối năm, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của NLĐ" - ông Lâm cho hay.

Trước tình hình biến động lao động trên địa bàn, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương đã đưa ra nhiều giải pháp để vừa hỗ trợ NLĐ tìm việc vừa tiếp sức cho DN. Thông qua các hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL), khi người hưởng BHTN đến sẽ được giới thiệu, tư vấn việc làm và giải quyết chính sách về hỗ trợ tiền BHTN nhanh chóng cho NLĐ. Các trung tâm cũng tuyên tuyền, tư vấn dạy nghề cho NLĐ. Dự kiến giữa tháng 11 tới, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu lao động, qua đó mời đại diện các DN, hiệp hội ngành hàng, trung tâm DVVL ngoài tỉnh tham dự, nhằm tạo điều kiện kết nối với nhau.

Theo TS Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, giải pháp cấp bách cho cung cầu lao động hiện nay là nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của các tổ chức hoạt động DVVL; rà soát, quy hoạch hệ thống trung tâm DVVL đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo niềm tin cho NLĐ, người sử dụng lao động khi sử dụng các mạng lưới giao dịch việc làm.

Bên cạnh đó, các địa phương phải chú trọng phát triển mạng lưới giao dịch việc làm, cung cấp DVVL tới tận hộ gia đình thông qua các cán bộ ở phường, xã, thôn, xóm, khu phố; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động. "Các địa phương cần chủ động cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó các DN sẽ dự kiến nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình" - ông Vân nhấn mạnh.

Tọa đàm: Tăng hiệu quả kết nối đào tạo với tuyển dụng

Sáng nay (9-11), Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm bàn tròn "Tăng hiệu quả kết nối đào tạo với tuyển dụng" với sự tham gia của đại diện các trường ĐH, các DN. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19, thị trường lao động khởi sắc, nhu cầu tuyển dụng tăng, nhất là khi đang vào những tháng cuối năm, cần tăng cường sản xuất - kinh doanh hàng Tết và chạy đà cho năm sau. Trên thị trường lao động, cử nhân tốt nghiệp các trường ĐH-CĐ trong nước là nguồn tuyển đông đảo. Nguồn nhân lực này đã bảo đảm chất lượng hay chưa? Đáp ứng được nhu cầu của DN hay không? Mối quan hệ và đặt hàng giữa bên tuyển dụng và bên đào tạo đang như thế nào? Làm thế nào để gia tăng hiệu quả kết nối giữa nhà trường và DN? Đó là những vấn đề đặt ra trong buổi tọa đàm.

Tham gia chương trình tọa đàm có đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM, đại diện các trường ĐH, các DN. Tọa đàm "Tăng hiệu quả kết nối đào tạo với tuyển dụng" là điểm cuối trong chuỗi chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022 của Báo Người Lao Động. Chương trình sẽ được tường thuật trực tuyến trên nld.com.vn từ 8 giờ 30 phút ngày 9-11, mời bạn đọc đón theo dõi.

H.Lân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo