xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

O ép, chặn tiền của người lao động

BẠCH ĐẰNG

Người lao động kêu trời vì bị công ty nợ lương, chiếm dụng tiền cọc thế chân và buộc nghỉ việc trái luật

Ông Nguyễn Thế Phương làm việc cho Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng CAS (quận 12, TP HCM) theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) thời hạn 1 năm từ tháng 1-2018. Vị trí theo thỏa thuận là nhân viên marketing với các công việc quản lý website, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thông tin các đối tác ngành xây dựng.

Quỵt lương người lao động

Thế nhưng, từ tháng 5-2018, công ty không trả lương cho ông Phương. Đến giữa tháng 6-2018, công ty còn ép ông phải ký thêm cam kết với các nội dung mang tính áp đặt như: kéo hợp đồng về công ty (với doanh số tăng dần hằng tháng); bảo mật thông tin về doanh nghiệp (nếu vi phạm phải đền bù thiệt hại đến 20 triệu đồng). Nếu không hoàn thành trách nhiệm thì ông Phương chỉ được nhận 50% lương, tương đương 5 triệu đồng.

Trong thời gian này, dù đã kéo được hợp đồng, ông Phương vẫn không được trả lương. Quá đáng hơn, đến ngày 30-7, công ty bất ngờ ra quyết định cho ông Phương thôi việc với lý do không hoàn thành công việc được giao và không có thái độ hợp tác. Bức xúc vì liên tục bị doanh nghiệp o ép, ông Phương đã khiếu nại với cơ quan chức năng. Trong đơn, ngoài yêu cầu đòi bồi thường do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, ông Phương còn đề nghị công ty thanh toán tiền lương tháng 5, 6 và 7 (30 triệu đồng). Tuy nhiên tại buổi hòa giải tranh chấp lao động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 12 tổ chức, do đại diện Công ty CAS cố tình vắng mặt nên phiên hòa giải không thành. "Thỏa thuận trong HĐLĐ là nhân viên marketing nhưng sau đó lại yêu cầu tôi phải cam kết thêm trách nhiệm về doanh số như một nhân viên kinh doanh. Giao thêm việc trong khi không thanh toán lương cũng như không chi trả thêm bất kỳ quyền lợi đi kèm nào, rõ ràng công ty cố tình o ép tôi. Đã vậy, công ty lại bắt tôi phải bàn giao những tài sản của riêng tôi như các tài khoản giao dịch trên mạng với tư cách cá nhân, các quy trình marketing online mà tôi tự đi học được bên ngoài… Tôi không đồng ý thì công ty lại quy chụp cho rằng tôi bất hợp tác?" - ông Phương bức xúc.

O ép, chặn tiền của người lao động - Ảnh 1.

Người lao động bị doanh nghiệp o ép trình bày bức xúc với phóng viên Báo Người Lao ĐộngẢnh: Ngô Kha

Tiếp nhận khiếu nại của ông Phương, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ công ty để tìm hiểu và làm sáng tỏ vụ việc. Thế nhưng, dù đã cho chúng tôi lịch hẹn, đại diện công ty vẫn tìm cách tránh mặt.

Chiếm đoạt tiền của người lao động

Mới đây, 14 lao động làm việc cho Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Xuất nhập khẩu Việt Anh tại TP HCM (phường Tân Phú, quận 9) đã bị cho nghỉ việc trái luật, bị nợ lương và mất luôn tiền đặt cọc.

Số lao động trên cho biết họ vào làm việc ở các thời điểm khác nhau từ năm 2015 đến 2017. Thế nhưng, tất cả đều không có HĐLĐ cũng như không được đóng các khoản BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều đáng nói là các lao động vào làm việc đều bị buộc phải đóng tiền đặt cọc (thế chân). Với các nhân viên văn phòng, mức tiền phải đặt cọc từ 3 đến 4 triệu đồng (nhân viên hành chánh); lái xe đi giao hàng ở các tỉnh phải đặt cọc 50 triệu đồng. Đến ngày 4-8-2017, công ty bất ngờ cho nghỉ việc hàng loạt người lao động (NLĐ) mà không lý do chính đáng, cũng không theo quy định nào của Bộ Luật Lao động, không thanh toán lương và không hoàn trả các khoản tiền cọc công ty đã thu. "Tôi xin nghỉ việc từ đầu tháng 7-2017 và đã bàn giao đầy đủ các tài liệu liên quan. Thế nhưng đến nay, công ty vẫn không trả lương mà còn chiếm luôn 4 triệu đồng tiền cọc. Ngoài tôi còn có 2 anh lái xe cũng bị mất 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng tiền cọc" - bà Phan Thị Kim Anh bức xúc.

Liên hệ với bà Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Xuất nhập khẩu Việt Anh, về các khiếu nại của NLĐ, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi.

Bức xúc với cách hành xử của công ty, tháng 7-2018, số lao động nói trên đã khởi kiện ra TAND quận 9. Ngày 13-8, TAND quận 9 thông báo yêu cầu NLĐ phải bổ sung hồ sơ, trong đó có biên bản hòa giải tranh chấp lao động. Tuy nhiên, với nhiều NLĐ, việc tìm biên bản hòa giải là không thể do ở tỉnh xa, công ty đã sa thải trái luật và không hợp tác. 

Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM:

Hỗ trợ pháp lý cho NLĐ

Trong 2 trường hợp nói trên, rõ ràng người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã cố tình o ép NLĐ. Theo quy định, nếu muốn thay đổi nội dung HĐLĐ, NSDLĐ phải thỏa thuận lại với NLĐ thông qua phụ lục HĐLĐ. Do vậy, việc Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng CAS ép NLĐ ký cam kết và không trả lương cho anh Phương là vi phạm pháp luật lao động, Bộ Luật Lao động cũng quy định NSDLĐ không được phép buộc NLĐ đóng tiền đặt cọc. Do vậy, việc Công ty Dịch vụ Thương mại và Xuất nhập khẩu Việt Anh tại TP HCM ép NLĐ đóng tiền thế chân là vi phạm pháp luật. NLĐ ở hai doanh nghiệp nói trên có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP để được hỗ trợ pháp lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo