xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải đánh giá kỹ tác động đối với người lao động

NHÓM PHÓNG VIÊN

Để tránh gây ra những phản ứng xã hội không tốt như trường hợp Luật BHXH năm 2014, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ BHXH một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động

Bộ Tư pháp vừa hoàn thành báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) trình. Trong đó, cơ quan này đưa ra một số khuyến cáo đối với đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút BHXH một lần (Báo Người Lao Động đã thông tin) cũng như giảm năm đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

Tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động

Báo cáo đánh giá tác động chính sách của Bộ LĐ-TB-XH xác định số lượng hưởng BHXH một lần tăng nhanh chóng dẫn tới độ bao phủ BHXH tăng chậm và đề xuất giải pháp điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng "Người lao động (NLĐ) chưa đến tuổi nghỉ hưu mà sau 1 năm không tham gia BHXH đề nghị hưởng BHXH một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng một lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng BHXH. Trường hợp NLĐ đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng hoặc NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng 2 lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng BHXH...".

Phải đánh giá kỹ tác động đối với người lao động - Ảnh 1.

Chính sách BHXH phải bảo đảm hài hòa nguyên tắc đóng - hưởng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đối với đề xuất này, Bộ Tư pháp cho rằng Luật BHXH năm 2014 đã quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp NLĐ được hưởng BHXH một lần (điều 60 và điều 77). Việc ban hành Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội về sửa điều 60 của Luật BHXH trước đây chỉ mang tính chất tạm thời, xuất phát từ thực tế đời sống và nguyện vọng của NLĐ làm việc trong các KCN, các doanh nghiệp (DN) có thời gian đóng ngắn, có nhu cầu nhận BHXH một lần để trang trải cuộc sống trước mắt. Đồng thời, do việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời nên NLĐ chưa hiểu được ý nghĩa, mục đích của các quy định mới của Luật BHXH năm 2014, đặc biệt là quy định về giải quyết BHXH một lần. "Việc thực hiện giải pháp này có thể dẫn đến mức hưởng BHXH một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, để tránh gây ra những phản ứng xã hội không tốt như trường hợp Luật BHXH năm 2014, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ BHXH một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho NLĐ. Từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý..." - Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Về đề xuất giảm thời gian đóng vào quỹ BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm để nhiều người hưởng lương hưu, Bộ Tư pháp cho rằng giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng số lượng người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, phù hợp với tinh thần, mục tiêu của Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về các chính sách BHXH. Đây là một trong những chính sách lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ và bảo đảm cân đối quỹ BHXH. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng nếu đóng với thời gian ngắn, mức lương hưu NLĐ nhận được thấp, có thể không bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ khi nghỉ hưu và có thể dẫn đến nguy cơ phải điều chỉnh lương hưu đối với người có lương hưu thấp trong tương lai, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong khi đó, dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách chỉ mới đưa ra các nhận xét chung chung, chưa phân tích kỹ các tác động của chính sách, nhất là tác động về kinh tế - xã hội, chưa làm rõ tỉ lệ lương hưu tương ứng như thế nào với thời gian đã giảm dần (giữ nguyên mức hưởng 45% như hiện hành hay giảm xuống tỉ lệ nào mà vẫn bảo đảm điều kiện sống của NLĐ). Do đó, để bảo đảm tính khả thi, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung đánh giá tác động của chính sách này.

Bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng

Trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH cũng đề xuất bổ sung chế độ thai sản (hiện hành chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất). Theo đó, lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 2 triệu đồng cho một con mới sinh. Với đề xuất này, Bộ Tư pháp cho rằng đây là chính sách hoàn toàn mới so với quy định Luật BHXH hiện hành. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá tác động kỹ về mặt kinh tế, đặc biệt là khả năng cân đối của ngân sách nhà nước khi chi trả chế độ này.

Để tránh tình trạng có người hưởng lương quá thấp nhưng lại có người hưởng lương quá cao như hiện hành, Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất "Sửa đổi cách tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH để tính lương hưu theo hướng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ được tính theo mức bình quân tháng đóng BHXH của người đó và tiền lương tháng đóng BHXH trung bình của tất cả mọi người tham gia BHXH". Về vấn đề trên, Bộ Tư pháp cho rằng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu mới này có thể xung đột với nguyên tắc cơ bản của BHXH là "đóng - hưởng". NLĐ đang tham gia ở mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trên mức trung bình có thể bị giảm quyền lợi thụ hưởng. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động kỹ về kinh tế - xã hội. Việc đề xuất giải pháp chính sách mới cần tính đến yếu tố ổn định và có sự kế thừa, tránh gây "sốc" cho NLĐ, dẫn đến việc phải xử lý tình huống khi có sự chênh lệch lương hưu của NLĐ nghỉ hưu ở các giai đoạn giáp ranh. Ngoài ra, báo cáo đánh giá tác động của chính sách chưa làm rõ nguyên nhân dẫn đến mức lương hưu thấp là do NLĐ đóng thấp hay do quy định đóng - hưởng BHXH hiện nay dẫn đến NLĐ có mức hưởng BHXH thấp. "Trong khi đó, đối với NLĐ có mức đóng - hưởng BHXH cao, Luật BHXH năm 2014 đã có cơ chế, giải pháp xử lý theo hướng quy định mức tiền lương tháng cao nhất đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở..." - Bộ Tư pháp lưu ý. 

Theo Bộ LĐ-TB-XH, năm 2020, số người tham gia BHXH là trên 16,1 triệu người, chiếm 29,59% lực lượng lao động. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là hơn 15 triệu người, số người tham gia BHXH tự nguyện là trên 1,1 triệu người. Cả nước hiện vẫn còn gần 32 triệu người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo