xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải tỉnh táo, nhạy bén

Đình Viên

Phải tính toán làm sao mà doanh nghiệp (DN) vẫn ổn định được hoạt động sản xuất - kinh doanh trong khi quyền lợi người lao động (NLĐ) vẫn được bảo đảm. Hài hòa lợi ích các bên chính là bài toán khó đối với cán bộ Công đoàn (CĐ) trong quá trình hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) hoàn thiện chính sách tiền lương, đãi ngộ NLĐ, nhất là thời điểm cuối năm.

img

Gặp khó khăn, không ít DN tìm cách cắt giảm phúc lợi của NLĐ (nhất là các khoản chưa được cụ thể hóa trong thỏa ước lao động tập thể) khi điều chỉnh lương tối thiểu. Điều này sẽ khiến NLĐ bức xúc, dẫn đến ngừng việc tự phát. Nếu hành xử trách nhiệm, DN sẽ thông báo bằng văn bản cho CĐ và tập thể lao động biết để họ cảm thông, chia sẻ; ngược lại quan hệ lao động lập tức rơi vào bất ổn.

Ông Đinh Văn Giai, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Toàn Thắng (100% vốn Đài Loan; KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM), nhìn nhận: “CĐ cơ sở phải mạnh dạn yêu cầu NSDLĐ nói rõ lý do khó khăn để có cơ sở hỗ trợ thuyết phục, vận động NLĐ đồng hành vượt khó. Làm tốt được điều này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng không đáng có trong quan hệ lao động. Sau khi DN vượt qua khó khăn, việc cán bộ CĐ cơ sở cần làm là chủ động thuyết phục DN khôi phục các khoản phụ cấp, đãi ngộ trước đó nhằm động viên NLĐ”.

Điều chỉnh lương tối thiểu kéo theo việc gia tăng chi phí trích nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của DN. Để tiết giảm chi phí, chắc chắn DN cũng sẽ tìm mọi cách để o ép NLĐ và đây cũng là thử thách cho đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở khi thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Trong trường hợp này, nếu phát hiện DN cố tình vi phạm nhưng góp ý không khéo, cán bộ CĐ sẽ tự đưa mình vào thế đối đầu và điều này không tốt cho mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Theo ông Lê Trần Thanh Hải, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Triple Việt Nam (100% vốn Đài Loan; huyện Củ Chi, TP HCM), mềm mỏng nhưng kiên quyết là thái độ mà cán bộ CĐ cần duy trì trong quá trình thuyết phục DN chấp hành pháp luật Lao động. “Cốt lõi là làm sao chỉ ra cho DN thấy được cái sai để sửa thay vì làm tình hình thêm rối ren. Khi thuyết phục, cán bộ CĐ cơ sở cần viện dẫn các điều luật một cách chính xác, có như vậy mới đạt được mục tiêu” - ông Hải nhấn mạnh.

Có vô số tình huống đặt ra đối với đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở khi thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ, nhất là thời điểm cuối năm. Theo ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, để làm tốt vai trò đại diện, đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở phải giữ được sự tỉnh táo cần thiết. “Nắm chắc luật, tinh tế trong thương lượng và theo đuổi đến cùng mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ sẽ tạo lợi thế không nhỏ cho cán bộ CĐ” - ông Khải khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo