xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Hà Thị Là: Thay đổi phương thức hoạt động CĐ để thích nghi

Lệ Thủy thực hiện

Nhân kỷ niệm 28 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1-5, phóng viên Báo Người Lao Động đã phỏng vấn bà Hà Thị Là, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM

. Phóng viên: Thưa bà, 28 năm, thời gian đủ để một người sinh ra, lớn lên và đạt được những thành tựu nhất định trong cuộc đời. Một đánh giá của bà về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn (CĐ) TPHCM?

- Bà Hà Thị Là: 28 năm qua, cùng với những đổi thay của TP, tổ chức CĐ TP không ngừng lớn mạnh, vừa kế thừa thành quả của tổ chức CĐ cách mạng, vừa bắt nhịp với cuộc sống mới. Trong 28 năm ấy đã có một nửa thời gian CĐ đổi mới tổ chức, hoạt động theo yêu cầu đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đội ngũ công nhân công nghiệp cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng với hơn nửa triệu người, nhiều gấp 5 lần khi mới giải phóng TP và tiếp tục gánh vác trọng trách đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Một thành tựu nổi bật khác là hoạt động của các đơn vị trực thuộc, như: Quỹ Trợ vốn CEP, Báo Người Lao Động, Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng, Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, Cung Văn hóa Lao động và nhiều đơn vị kinh tế CĐ khác - được ví như “cánh tay nối dài” của tổ chức CĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, vị thế của tổ chức CĐ.

. Và dĩ nhiên đã có cuộc chuyển giao không chỉ là giữa hai thế hệ cán bộ CĐ mà còn là sự thay đổi về mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động CĐ...

-  Nếu như vận động, phát triển là quy luật thì kế thừa là tất yếu. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nội dung, tính chất, phương thức hoạt động CĐ phải có sự thay đổi để thích nghi: Cán bộ CĐ phải vừa là người làm công tác chính trị vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa có khả năng tuyên truyền vận động quần chúng, vừa có bản lĩnh tham gia quản lý và đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ CĐ phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, phương pháp công tác quần chúng, công tác CĐ, am hiểu những vấn đề về quản lý, sản xuất kinh doanh.

. Một thực tế đáng lo ngại là trình độ học vấn, tay nghề của một bộ phận công nhân (CN) còn thấp. Đó cũng là một thách thức gay gắt trước thềm Đại hội VIII CĐ TP ?

- Cách đây 10 - 15 năm, chưa ai nghĩ đến việc phải chuẩn bị hành trang cho đội ngũ CN khi đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên việc đầu tư, định hướng cho đào tạo, nếu có cũng là tự phát. Một thách thức khác đối với tổ chức CĐ là công tác đào tạo không theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; bệnh hành chánh quan liêu, kinh nghiệm chủ nghĩa vẫn tồn tại ở một số cấp và bộ phận cán bộ. LĐLĐ TP nhìn nhận, cán bộ là vấn đề cốt tử của tổ chức và hoạt động CĐ nên quyết tâm đến cuối nhiệm kỳ VIII (năm 2008) sẽ đào tạo cho bằng được 40 cán bộ CĐ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ CĐ cũng là mục tiêu hướng đến: Chủ tịch CĐ cơ sở phải tốt nghiệp đại học.

. Bà hình dung diện mạo đội ngũ CN và tổ chức CĐ TP những năm đầu thế kỷ 21 sẽ như thế nào?

- Đội ngũ CN sẽ đông về số lượng, vững vàng về chính trị, có kiến thức pháp luật, có trình độ học vấn tay nghề cao. Và CĐ tiếp tục là tổ chức đi đầu trong xây dựng lực lượng chính trị ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Song, để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang này, không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực tự thân của đội ngũ CN và tổ chức CĐ, mà đòi hỏi phải có sự thống nhất từ chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước; sự tham gia tích cực của các cấp, ngành.

28 năm xây dựng và trưởng thành

- Tháng 5-1975, toàn TP có 189.000 CN, 1.000 cơ sở sản xuất có ban vận động thành lập CĐ.

- Từ năm 1978 đến 1985, thành lập được 743 hội lao động hợp tác thu hút 158.708 hội viên; từ 1990 đến 1995, các hội lao động hợp tác chuyển thành CĐCS ngoài quốc doanh.

- Năm 1995, TPHCM có 2.418 CĐCS; trong đó có 1.110 CĐCS ngoài quốc doanh với trên 46.000 đoàn viên (có 111 CĐCS trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đến năm 1997, có 2.081 CĐCS ngoài quốc doanh với 143.997 đoàn viên. So với năm 1992, số CĐCS tăng 16 lần (từ 123 CĐCS lên 2.081 CĐCS), số đoàn viên tăng 12 lần (từ 11.936 người lên 143.917 người). Năm 1998, có 17, 33% CĐCS ngoài quốc doanh đạt vững mạnh; năm 2002 tỉ lệ CĐCS ngoài quốc doanh đạt vững mạnh là 42,4%.

- Năm 1995, LĐLĐ TP xây dựng đề án phổ cập văn hóa cấp 3 cho CN công nghiệp và tham gia thực hiện chương trình xây dựng giai cấp CN.

- Đến cuối năm 2002, TPHCM có 5.254 CĐ cơ sở với 454.618 đoàn viên/ 599.962 lao động. Bao gồm: 2.009 CĐCS ngoài quốc doanh trong nước, 348 CĐCS trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 129 nghiệp đoàn với  231.530 đoàn viên; khu vực Nhà nước có 2.768 CĐCS (chủ yếu thuộc các cơ quan hành chánh sự nghiệp). Năm 2002, có 68,1% CĐCS đạt vững mạnh.

- Riêng 13 khu chế xuất và công nghiệp TPHCM đã xây dựng được 197 CĐCS với gần 70.000 đoàn viên/130.000 lao động.

(Nguồn: LĐLĐ TPHCM)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo