xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rắc rối sếp mới, lính cũ

Bài và ảnh: Bảo Nghi

Tại một số doanh nghiệp khi lãnh đạo mới lên thay, những người không cùng ê-kíp bị gây khó khăn đủ điều, thậm chí bị cho nghỉ việc trái luật

Báo Người Lao Động nhận được nhiều phản ánh của người lao động (NLĐ) về việc doanh nghiệp (DN) thay đổi lãnh đạo dẫn đến những người không cùng ê-kíp bị “đì”. “Khi giám đốc mới lên thay, tôi bị cho thôi nhiệm vụ, chuyển công tác khác mà không có lý do. Tôi cũng không muốn khiếu nại, khởi kiện nhưng với cách hành xử thiếu tình người của lãnh đạo mới khiến tôi bức xúc”. Ông Nguyễn Công Đức - ngụ quận 8, TP HCM, làm việc tại Công ty CP Xi măng FICO Tây Ninh (TAFICO) ở tỉnh Tây Ninh - cho biết.

Liên tục bị điều chuyển

Theo trình bày của ông Đức, tháng 3-2015 khi ông đang làm giám đốc bộ phận công nghệ thông tin thì nhận quyết định thôi nhiệm vụ và điều chuyển về bộ phận hành chính quản trị. Không đồng ý, ông Đức khiếu nại. Bốn tháng sau, TAFICO ban hành quyết định hủy quyết định đã ban hành.

 

Ông Trần Văn Công trình bày bức xúc với Báo Người Lao Động
Ông Trần Văn Công trình bày bức xúc với Báo Người Lao Động

 

Lẽ ra, sau khi ban hành quyết định hủy quyết định sai trái, TAFICO phải khôi phục chức vụ cho ông Đức; đằng này, TAFICO tiếp tục ban hành quyết định miễn nhiệm giám đốc bộ phận công nghệ thông tin. Trong thời gian ông Đức khiếu nại quyết định miễn nhiệm, ngày 13-7-2015, TAFICO ban hành thông báo sắp xếp ông làm việc tại Nhà máy Xi măng FICO trong thời hạn 60 ngày. Ông Đức lại khiếu nại thông báo này. Đến ngày 18-9-2015, TAFICO ra quyết định kỷ luật lao động ông Đức do liên tục và nhiều lần vi phạm nội quy lao động của công ty. Ngày 1-10-2015, TAFICO ra quyết định về việc phân công công tác cho ông Đức làm việc tại Nhà máy Xi măng FICO ở huyện Nhà Bè (TP HCM) từ ngày 5-10-2015.

Trả lời thắc mắc của ông Đức, ông Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc bộ phận tổ chức nhân sự và Pháp chế TAFICO, cho biết công ty đã xử lý trường hợp của ông Đức theo đúng Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty. “Công ty cũng đã nhiều lần làm việc với ông Đức nhưng 2 bên vẫn chưa thỏa thuận được. Ông Đức đã gửi khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, đơn vị này cũng cho rằng quyết định miễn nhiệm của công ty là đúng thẩm quyền. Hiện ông Đức không chấp hành quyết định phân công công việc của công ty” - ông Minh nói.

Điều chuyển lòng vòng rồi... cho nghỉ

Tương tự, bà N.M.L ở quận Gò Vấp, TP HCM cũng bị công ty L.A (quận 12, TP HCM) bãi nhiệm chức vụ, điều chuyển công tác khi có sếp mới. Năm 2014, từ khi có giám đốc mới, bà L. bị bãi miễn chức vụ trưởng phòng hành chính nhân sự mà không hề có lý do. Tiếp đó, bà bị điều chuyển sang bộ phận trợ lý quy trình, rồi sang bộ phận trợ lý chất lượng… Sau khi chuyển qua nhiều vị trí, công ty đề nghị bà L. viết đơn xin nghỉ việc! Đại diện công ty cho rằng bà L. thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ nên điều chuyển và đang thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Không chỉ bị điều chuyển, lãnh đạo mới còn tùy tiện đẩy NLĐ khỏi vị trí công việc, bất chấp quy định của pháp luật. Trường hợp của ông Trần Văn Công ngụ quận 7, TP HCM là một ví dụ. Tháng 6-2014, Công ty Norma Pacific (Asia) Pte. Ltd. (Singapore) thông báo chấm dứt chức vụ Trưởng Văn phòng Đại diện Công ty Norma Pacific (Asia) Pte. Ltd. tại TP HCM với ông Công mà không có lý do. Ông Công khiếu nại. Sau đó, 2 bên có trao đổi nhưng không đạt được thỏa thuận, vì thế ông Công tiếp tục làm việc.

Bất ngờ, tháng 8-2015, Công ty Norma Pacific (Asia) Pte. Ltd. gửi thông báo thay đổi trưởng đại diện đến Sở Công Thương TP HCM và được chấp thuận. Điều này có nghĩa ông Công bị mất việc. Đại diện Công ty Norma Pacific (Asia) Pte. Ltd. cho rằng việc thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lao động khẳng định pháp luật Việt Nam không có quy định nào cho phép sử dụng lao động tùy tiện như vậy.

 

Nhiều NLĐ cho rằng khi sếp mới lên thay nếu thấy NLĐ không phù hợp thì nên thỏa thuận với nhau để chuyển NLĐ làm công việc khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Viện đủ lý do để gây khó khăn, khiến NLĐ nản lòng là thể hiện cách lãnh đạo thiếu chuyên nghiệp, không có tình người.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo