xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rắc rối vì “tháng liền kề”

Bài và ảnh: Hương Huyền

Nhiều người lao động không đáp ứng được điều kiện “tháng liền kề” theo quy định nên đã bị tước quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trong đơn gửi đến Báo Người Lao Động, anh Lâm Sơn, công tác tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Xây dựng (quận 3, TP HCM), bức xúc: “Tính đến tháng 12-2012, tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được 4 năm. Vừa qua, tôi đến Trung tâm Giới thiệu Việc làm (TTGTVL) TP HCM làm thủ tục hưởng BHTN thì được ở đây trả lời rằng chưa đủ điều kiện. Luật quy định điều kiện hưởng BHTN là có thời gian tham gia từ 12 tháng trở lên. Tôi tham gia 4 năm mà bảo là không đủ điều kiện thì thật phi lý”.

Đóng dễ, hưởng khó

Anh Sơn tham gia BHTN từ tháng 1-2009. Tháng 12-2012, công ty gặp khó khăn phải tái cơ cấu, số nhân sự còn lại chưa đến 10 người nên không đủ điều kiện tiếp tục tham gia BHTN. Cuối năm 2013, anh nghỉ việc và làm thủ tục hưởng BHTN thì không được giải quyết.

Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TP HCM
Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TP HCM

“Trước đây chưa có BHTN, khi nghỉ việc, chúng tôi vẫn được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm. Nay chúng tôi tham gia BHTN, phải đóng thêm phí BHTN nhưng không được hưởng quyền lợi khi thất nghiệp, thật quá ngược đời” - anh Sơn ngao ngán.

Cũng bị từ chối chi trả BHTN như anh Sơn, chị Lê Thị Ánh (quận 5, TP HCM) tham gia BHTN liên tục từ tháng 5-2011 đến hết tháng 6-2013. Từ tháng 7-2013 đến tháng 12-2013, chị Ánh nghỉ thai sản. Hết thời gian thai sản, chị xin nghỉ không hưởng lương thêm 2 tháng. Cuối tháng 2-2014, chị trở lại làm việc thì được biết công ty gặp khó khăn nên không đóng BHXH, BHTN cho nhân viên từ tháng 1-2014. Cuối tháng 3-2014, chị Ánh nghỉ việc. Sau khi chốt sổ BHXH, chị Ánh có thời gian tham gia BHTN là 2 năm 7 tháng. Khi chị đến đăng ký hưởng BHTN tại TTGTVL TP HCM thì được trả lời là không đáp ứng điều kiện “tháng liền kề” nên không được hưởng BHTN.

Chị Ánh bức xúc: “Rõ ràng chúng tôi không có việc làm nhưng lại không được coi là người thất nghiệp. Tôi vừa sinh xong, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, chỉ hy vọng vào khoản BHTN ít ỏi này để trang trải cuộc sống, thế mà không được giải quyết”.

Quy định tréo ngoe

Lý giải cho những trường hợp trên, đại diện BHXH TP HCM giải thích: Theo điều 2, khoản 1 Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 1-3-2013 bổ sung một số điều của Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25-10-2010 của Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 thì người đang đóng BHTN là người có “tháng liền kề” trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt bản hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã đóng BHTN. Trường hợp của anh Sơn, chị Ánh tuy đóng BHTN trên 12 tháng nhưng vì “tháng liền kề” trước khi thôi việc, 2 người lao động (NLĐ) này không đóng BHTN, do đó không được coi là người thất nghiệp và không đủ điều kiện hưởng BHTN.

Nhận định về vấn đề này, luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và cộng sự, cho rằng theo quy định tại Điều 81 Luật BHXH, NLĐ được hưởng BHTN khi có đủ 3 điều kiện: đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Thế nhưng, khi Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành vào ngày 15-4-2013, NLĐ phải đáp ứng điều kiện bổ sung về “tháng liền kề” thì mới được xét hưởng BHTN. Điều này hoàn toàn không có trong Luật BHXH và các nghị định hướng dẫn nhưng lại tước bỏ quyền được hưởng BHTN của một bộ phận NLĐ.

Ảnh hưởng đời sống nhiều người thất nghiệp

Theo luật sư Trần Hữu Tín, bản chất của BHTN là một chính sách an sinh xã hội của nhà nước nhằm bảo đảm hay bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ mà chưa tìm được công việc mới. Từ thời điểm quy định về BHTN có hiệu lực, các quy định về BHTN đều hướng tới bảo đảm tối đa và tạo điều kiện để NLĐ mất việc làm được hưởng các chế độ an sinh thất nghiệp. Quy định tại Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH đã và đang ảnh hưởng tới đời sống của nhiều NLĐ nghèo bị mất việc làm, từ đó có thể dẫn đến suy giảm niềm tin của NLĐ vào chính sách an sinh xã hội nếu không điều chỉnh kịp thời.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo