xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rào cản từ năng suất thấp

MAI NGUYỄN

Các chuyên gia cảnh báo năng suất lao động thấp là thách thức lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đạt 4,6% vào năm 2010, đến năm 2014 ước tính giảm còn 4,1% và năm 2015 là 4,3%. Tổng mức tăng trưởng NSLĐ năm 2015 so với năm 2010 đạt 21,3%.

Năng suất thấp vì... nghèo!

Điều đáng nói là dù tổng tăng trưởng NSLĐ giai đoạn 2010-2015 có tăng nhưng NSLĐ của Việt Nam tính theo tổng sản phẩm nội địa trên tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế lại thấp hơn nhiều so với các quốc gia. Số liệu NSLĐ năm 2014 của ILO cho thấy Việt Nam ở nhóm thấp nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: thấp hơn Thái Lan 2,7 lần; Philippines 1,8 lần; Indonesia 2,4 lần; Malaysia 6 lần; Singapore 15,6 lần và Brunei 17,6 lần.

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là NSLĐ của Việt Nam vì sao thấp? Phải chăng người Việt làm việc kém hơn người Singapore... 15 lần? Một số ý kiến còn lo ngại cứ đà này, khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, lao động Việt Nam sẽ thua cả lao động Campuchia, Lào ngay trên sân nhà.

 

Công nhân Nhà máy Ô tô Thương mại Samco được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại Ảnh: VĨNH TÙNG
Công nhân Nhà máy Ô tô Thương mại Samco được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại Ảnh: VĨNH TÙNG

 

Bình luận về vấn đề này, một chuyên gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng NSLĐ thấp hay cao không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp, mức độ chuyên cần của người lao động (NLĐ) mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hiệu quả sử dụng lao động, giá trị sản phẩm của ngành mà NLĐ làm việc cũng như chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp (DN). Nói cụ thể, với cách tính NSLĐ bằng cách lấy GDP chia cho số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế thì rõ ràng NSLĐ của Việt Nam thấp là vì chúng ta còn nghèo, thu nhập xã hội không cao; lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng NSLĐ rất thấp... “Chỉ từ các thống kê về NSLĐ mà kết luận NLĐ ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn NLĐ Việt Nam là không đúng” - vị chuyên gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định.

Phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nghề

Các chuyên gia cảnh báo NSLĐ thấp là một rào cản, thách thức lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng với tốc độ tăng NSLĐ như hiện nay, sẽ khó bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững như mục tiêu chính phủ đặt ra trong 5 năm tới.

Theo báo cáo “Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” do ILO và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố thì Việt Nam chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực ASEAN. Với việc gia nhập AEC, tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ đẩy nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị cao. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với Việt Nam là hiện nay gần 50% lực lượng lao động làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp với năng suất thấp và khoảng 70% lao động làm các công việc dễ bị tổn thương.

ILO và ADB khuyến nghị: Để cải thiện NSLĐ, bảo đảm các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần xây dựng khung chính sách nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp, đồng thời đa dạng hóa các ngành công nghiệp; tái cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao hơn. Song song đó phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; có chính sách về thị trường lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất, chất lượng việc làm để tăng thu nhập bền vững cho NLĐ.

 

Tăng thu nhập chủ yếu do tăng lương tối thiểu

NSLĐ cao đồng nghĩa thu nhập của NLĐ tăng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của ILO và ADB, trong những năm gần đây, tăng thu nhập ở Việt Nam chủ yếu do tăng lương tối thiểu. Với mức thu nhập trung bình đạt 3,8 triệu đồng/tháng (tương đương 181 USD) vào năm 2012, Việt Nam chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và Indonesia (174 USD); ngược lại thấp gần 2 lần so với Thái Lan (357 USD), hơn 3 lần so với Malaysia (609 USD) và gần 20 lần so với Singapore (3.547 USD).

Lao động được trả lương hiện nay ở Việt Nam chiếm trên 34% tổng lực lượng lao động. Để tăng NSLĐ có thể mang lại thu nhập tốt hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn cho NLĐ, ILO và ADB khuyến nghị phải có các thể chế về thiết lập tiền lương, tiền công vững mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo