xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơ kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Phó Bí Thư Thành ủy Võ Văn Cương: Dân khiếu kiện đúng, chính quyền phải sửa sai ngay!

Phạm Khiết

Khi xây dựng quy chế cụ thể để phát huy dân chủ ở cơ sở phải chú ý đến những vấn đề bức xúc tại địa phương, đơn vị. Sáng 10-6, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và triển khai kế hoạch tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về dân chủ ở cơ sở.

Đoàn thể và chính quyền ở cơ sở cần kiến nghị chuyện của dân

Ông Lê Văn Hòa, Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, cho biết: Từ khi quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường được triển khai thực hiện, nhìn chung nội dung “ công khai, thông tin cho dân biết” ở một số nơi thực hiện tương đối tốt. Nội dung thông tin, công khai chủ yếu là các thủ tục hành chính, tuyển nghĩa vụ quân sự, chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, các khoản đóng góp của dân... Hình thức công khai phổ biến là niêm yết ở trụ sở UBND, ở bản tin khu phố, ấp; phát thanh, thông báo bằng văn bản đến từng tổ dân phố (tổ nhân dân), phát tài liệu bướm đến từng hộ dân... Riêng về nội dung “dân bàn và quyết định” chủ yếu là những việc liên quan đến lợi ích thiết thân của cộng đồng dân cư như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hòa giải, khuyến học. Qua các hoạt động này, một số nơi phát huy tốt hình thức nhân dân tự quản ở cộng đồng dân cư. Về nội dung “dân giám sát, kiểm tra”, mô hình tổ giám sát nhân dân đối với các công trình công cộng ở phường 17, quận Tân Bình; phường 7, quận 8, một số xã ở huyện Bình Chánh và Củ Chi bước đầu đã phát huy tác dụng. Cuối năm 2002, một số quận, huyện, tiêu biểu là quận 3 đã chỉ đạo tổ chức cho nhân dân góp ý đối với hoạt động của chính quyền và cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đây là việc làm tốt cần được phát huy.

Khiếu kiện của dân vẫn không giảm

Đánh giá mặt yếu, hội nghị nhận định việc quán triệt nhận thức trong cán bộ đảng viên, đặc biệt trong đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước về vấn đề quyền dân chưa thật triệt để. Tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, vi phạm dân chủ trong nội bộ cơ quan và cán bộ công quyền vẫn chưa giảm. Ông Võ Văn Cương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, đặt câu hỏi: Quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở có điều gì không ổn và chúng ta đã phát hiện ra những vấn đề phát sinh mới nào cần phải bổ sung? Ông nhấn mạnh, khiếu kiện của dân vẫn không giảm, trong những khiếu kiện đó có cái dân đúng thì đoàn thể và chính quyền ở cơ sở phải ủng hộ. Không đúng thì phải giải quyết ngay tại chỗ. Khi dân đúng mà chính quyền làm sai thì chính các đoàn thể và chính quyền cơ sở phải kiến nghị để sửa sai chứ không để người dân phải tự lo, đi khiếu kiện lên cấp cao hơn. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có những công trình trên địa bàn khu phố, phường mà người dân không biết. Thậm chí đã có công trình nhà ở ngay cả cấp quận cũng không biết! Vậy nội dung dân chủ trong xây dựng cơ bản là gì? Đã đến lúc UBND TP phải có quy định cụ thể việc chủ đầu tư phải báo cáo với chính quyền địa phương những công trình xây dựng để nhân dân biết mà giám sát thực hiện.

Dân chủ phải đi đôi với nghĩa vụ

Đây là vấn đề nhiều đại biểu lưu ý. Ông Dương Quan Hà, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, cho biết: Ở TP Hà Nội, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường, xã tập trung vào 3 nội dung. Đó là giải quyết khiếu kiện của dân; việc sử dụng đất công và tài sản công; việc công khai tài chính. Các phường, xã toàn TP đều thực hiện thống nhất 3 nội dung này. Ở TPHCM thì chưa thống nhất như vậy. Từ quy chế chung các phường, xã, các doanh nghiệp, các cơ quan tuy đều đã có quy chế nhưng có nơi xây dựng đến 25 quy chế. Điều đặt ra ở đây là khi xây dựng một quy chế cụ thể để phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề bức xúc tại địa phương, đơn vị. Có như vậy việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mới có hiệu quả và phát huy được tác dụng.

Văn bản chỉ đạo của Thành ủy về việc chuẩn bị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “ Việc tổng kết lần này cần tiến hành nghiêm túc và sâu rộng từ cơ sở, trong đó tập trung kiểm điểm vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; đánh giá cụ thể những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân, qua đó đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới”. Nhiều đại biểu dự hội nghị khẳng định, qua đợt triển khai kế hoạch 5 năm tổng kết lần này chắc chắn từ cơ sở đến TP sẽ rút ra được nhiều bài học quý về tôn trọng và phát huy quyền dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo