xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơ sẩy một phút, tàn phế cả đời

KHÁNH CHI - LÝ KIỆT

Năm 2004, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM tiếp nhận 4.954 trường hợp bị tai nạn lao động. Năm 2005 tiếp nhận 5.087 ca, trong đó có 2.299 ca điều trị nội trú...

Muốn biết rõ hơn hậu quả của tai nạn lao động (TNLĐ), các anh cứ đến Khoa Cấp cứu và Khoa Vi phẫu tạo hình để tìm hiểu. Ngày nào cũng có người bị TNLĐ nhập viện”. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, nói với chúng tôi và chỉ trong 3 giờ ở đó, chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thương tâm.

Ngày nào cũng có tai nạn

“TNLĐ hả? Ngày nào mà không có. Đây, các anh nhìn kìa, mới vừa nhập viện đó”- một y tá ở Khoa Cấp cứu nói như vậy và chỉ sang chiếc giường đối diện. Ở đó, anh N.T.H., công nhân (CN) một doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí chính xác ở quận 7 - TPHCM, vừa được đưa tới cách đó ít phút. Chìa bàn tay phải vừa được sơ cứu tạm thời cho tôi xem, H. nói như mếu: “Xui quá anh ạ, chỉ tại em bất cẩn, để máy dập CNC “nghiến” một phần bàn tay. Chắc phải nghỉ làm mấy tháng!”.

Điều dưỡng trưởng Khoa Cấp cứu Nguyễn Thị Thu Thảo cho biết trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận trên dưới 10 trường hợp cấp cứu do TNLĐ. Sau khi sơ cứu, nếu bệnh nặng thì chuyển sang Khoa Vi phẫu tạo hình, nếu bệnh nhẹ thì chuyển lên Khoa Chi trên. Theo báo cáo của Phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện, năm 2004, bệnh viện tiếp nhận 4.954 trường hợp bị TNLĐ; năm 2005 tiếp nhận 5.087 ca, trong đó có 2.299 ca điều trị nội trú...

Con người sơ ý, máy móc vô tình

Đến Khoa Vi phẫu tạo hình, nhìn lướt qua bản thông tin của khoa, chúng tôi thật sự bị choáng trước những hình ảnh thương tâm về các vụ TNLĐ. Đó là em Lê Thanh Siêng

(12 tuổi) bị máy chà lúa “nuốt” mất cánh tay phải; anh Nguyễn Thanh (19 tuổi) bị đứt lìa 2 tay do máy cán; chị Đỗ Thị Kim Cúc bị máy cưa cắt đứt bàn tay trái... Bác sĩ Võ Văn Châu, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình, cho biết trong thời điểm hiện tại, khoa đang điều trị cho 58 bệnh nhân; trong đó có 37 người bị TNLĐ!

Chúng tôi gặp anh Huỳnh Tấn Lộc (sinh năm 1978), CN Công ty TNHH Hoàng Ân ở tỉnh Long An, đang được các điều dưỡng chăm sóc bàn tay trái được cố định bằng thanh sắt”. Anh cho biết mình bị tai nạn vào ngày 7-2-2006, đúng vào ngày đầu tiên trở lại làm việc sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Đang điều khiển chiếc xáng cạp lấy cát từ sà lan lên bờ thì chiếc cẩu bị trục trặc, anh Lộc nhảy xuống sửa. Do nhớt máy đổ ra sàn khá nhiều, anh Lộc lại mang dép nên bị trượt chân ngã. Tay trái của anh bị bánh răng máy xáng cạp quấn chặt. Một bác sĩ ở Khoa Vi phẫu Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xác định: “Bàn tay trái của anh Lộc bị dập nát, gãy toàn bộ hàng xương cổ tay, nứt dập cung động mạch bàn tay”.

Nỗi đau còn đến bao giờ?

Chúng tôi ghé thăm một phòng bệnh, nơi có 3/8 bệnh nhân đang điều trị bị TNLĐ. Ngồi sát cửa với khuôn mặt còn non choẹt, cánh tay trái quấn băng trắng toát là em Đ.T.H, CN Công ty Toàn Liên Phương ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba tháng trước, trong lúc làm ca đêm, do quá mệt mỏi, H. bị máy xeo giấy cuốn đến tận vai. Kết quả chẩn đoán cho thấy, H. bị tổn thương dây thần kinh, một phần xương tay bị dập nát. Toàn bộ cánh tay bị lột da, phải lấy da bàn chân đắp lên. “Khi bác sĩ mổ cắt bỏ lớp thịt hư, em đau thấu xương. Mỗi lần thay băng là một cực hình. Em không biết sau này có còn làm được việc gì nữa hay không?”- giọng H. nghèn nghẹn.

Cùng phòng với H. còn có Ngô Thanh Tùng, sinh năm 1982, quê ở Thanh Hóa, CN Công ty TNHH Hợp Phát, quận Bình Tân - TPHCM (sản xuất thùng các-tông). Chiều 6-3-2006, khi Tùng đang điều khiển máy thì cuộn giấy bị đứt, anh thò tay nối lại để chạy tiếp thì bị trục rulô máy cuốn vào. “Tai nạn là do em chủ quan. Lẽ ra, khi gặp sự cố như vậy, phải tắt máy trước khi thao tác thì mới an toàn. May mà anh em nhanh tay tắt máy nên chỉ mất 1 bàn tay, chứ không đã mất mạng. Nhưng người còn đủ hai tay còn khó kiếm việc làm, huống hồ gì em chỉ còn 1 tay...”- khi nói điều này, giọng Tùng như muốn khóc.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Bà Dương Thị Kim Loan, chuyên viên bảo hộ lao động, LĐLĐ TPHCM:

Đau cả thể xác lẫn tinh thần

Người bị TNLĐ không chỉ mất đi một phần cơ thể mà nỗi đau tinh thần, mặc cảm về sự tàn phế sẽ ảnh hưởng suốt cả phần đời còn lại của họ. Thống kê cho thấy một nửa số vụ TNLĐ là do người lao động chủ quan, không tuân thủ quy trình an toàn lao động. Nếu người lao động không chủ quan, cẩu thả; người sử dụng lao động kiểm tra giám sát nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều cảnh tượng thương tâm như thế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo