xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống mãi tình dân trong lòng người Công vận

Bài và ảnh: KHÁNH CHI

Không chỉ vận động kêu gọi quần chúng nổi dậy “diệt ác – phá kềm”, lực lượng cán bộ Công vận còn làm giao liên, tải thương khi quân ta nổ súng tấn công

40 năm đã trôi qua, song dư âm của đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 vẫn còn vang vọng, đặc biệt là đối với tầng lớp cán bộ Công vận tham gia sự kiện lịch sử này. Tự hào với thành quả của quân và dân ta trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chúng ta càng không thể quên những cán bộ Công vận, những người đã tham gia đợt Tổng tiến công vĩ đại này”. Ông Lê Văn Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đã khẳng định như vậy tại buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, do LĐLĐ TP và Ban Liên lạc cán bộ Công vận – Công đoàn hưu trí TPHCM tổ chức sáng 15-1, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM.

Phá kềm, diệt ác

Trong hồi ức của nhiều cán bộ Công vận, đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là thời khắc hào hùng. Từ trước khi đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra, theo chỉ đạo và phân công của Đảng, lực lượng cán bộ Công vận (nòng cốt của các đội võ trang tuyên truyền) ở các khu dân cư, đặc biệt các khu cư xá của các nhà máy có đông công nhân (CN) đã tuyên truyền, kêu gọi CN nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Ở các khu dân cư, nhằm làm suy yếu bộ máy cơ sở của chính quyền Sài Gòn, lực lượng cán bộ Công vận còn phát động quần chúng nhất tề nổi dậy “diệt ác – phá kềm”.

Đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, nhiệm vụ chính của lực lượng cán bộ Công vận vừa làm công tác giao liên, vừa dẫn quân đánh chiếm các cơ sở của chính quyền Sài Gòn và tải thương. Đêm 30 Tết, dưới sự hướng dẫn của lực lượng cán bộ Công vận, một cánh quân bán vũ trang do đồng chí Hai Sang chỉ huy đã tập kết đúng ngày, giờ đã định. Đêm mùng 1 Tết, khi quân ta bắt đầu đồng loạt nổ súng trên tất cả các mặt trận, không chỉ tham gia chiến đấu, lực lượng cán bộ Công vận còn hướng dẫn các cánh quân tiến đánh các cơ sở của chính quyền Sài Gòn, gây nhiều tổn thất cho địch.

Từ đêm mùng 2, phát hiện lực lượng ta quá mỏng, địch bắt đầu phản kích, bao vây nhằm chia cắt lực lượng ta đang chốt quân trên các tuyến đường Lê Văn Duyệt - Lý Thái Tổ - Phan Đình Phùng và Hồng Thập Tự (Cách Mạng Tháng Tám - Lý Thái Tổ - Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay). Trong tình thế hiểm nghèo, với tinh thần mưu trí, lực lượng cán bộ Công vận đã nghĩ ra cách bảo toàn lực lượng cho quân ta: cải trang thành dân thường thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Đùm bọc cán bộ Công vận

Để hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử này, chúng tôi đã tìm gặp bà Lê Thị Bạch (bí danh Chín Bạch), nguyên Thư ký Liên hiệp CĐ TPHCM.

Ở tuổi 80, song trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt. Nghe tôi nhắc về Mậu Thân, ký ức một thời lửa đạn như ùa về trong bà. “Đó là khoảng thời gian tôi không thể quên”- bà Lê Thị Bạch nói.

Trước đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, bà Chín Bạch (lúc đó là Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy quận 3, phụ trách Công vận) được Đảng cài cắm tại khu cư xá Hỏa xa (cư xá Đường sắt bây giờ) để làm công tác vận động quần chúng “Diệt ác - phá kềm”. Để thuận lợi cho hoạt động, bà được bố trí sống chung với gia đình ông Phạm Văn Ất, một CN hỏa xa, đồng thời là Bí thư Đảng ủy Hỏa xa lúc đó. Nhắc lại khoảng thời gian sống trong gia đình ông Ất, giọng bà Chín Bạch vẫn chưa hết xúc động: “Đồng lương CN không bao nhiêu, song vợ chồng ông Ất không để tôi nhịn đói một bữa. Ngay cả chỗ ngả lưng cũng vậy. Nhà chật, lại đông người, nhưng hai vợ chồng vẫn ôm chiếu ra sân ngủ, nhường chiếc giường duy nhất trong nhà cho tôi nghỉ ngơi”.

Ngoài gia đình ông Ất, nhiều gia đình CN ở cư xá Hỏa xa dù túng thiếu, khó khăn cũng vẫn cố gắng đùm bọc, nuôi giấu cán bộ Công vận. Đêm mùng 2 Tết, khi lực lượng ta bị bao vây, hơn 3.000 CN ở đây đã tham gia tải thương, đưa bộ đội thoát ra khỏi vùng kiểm soát của địch.

Tấm lòng kiên trung

“Sau đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, địch đã lùng sục khắp các khu vực nghi ngờ lực lượng giải phóng của ta trong đó có cán bộ Công vận ẩn nấp để bắt bớ. Tuy nhiên, dưới sự chở che của nhân dân, nhiều đồng chí của ta vẫn an toàn”. Hồi tưởng về tình cảm quý báu của nhân dân với cán bộ Công vận, giọng bà Chín Bạch như nghẹn lại.

Thoát được sự theo dõi của địch ở cư xá Hỏa xa, để có vỏ bọc hoạt động hợp pháp, bà xin vào học may ở một gia đình gốc Bắc di cư ở đường Nguyễn Thông (quận 3). “Biết rất rõ tôi là người của cách mạng, nếu nuôi giấu trong nhà sẽ bị liên lụy, gia đình này vẫn để tôi ăn ở, học nghề trong nhà”- bà Chín Bạch kể. Khi nơi này bị lộ, bà Chín Bạch thoát được, chủ nhà bị địch bắt giữ và tra tấn rất dã man. Thế nhưng, ông chủ nhà này vẫn không chịu khai.

“Thành quả này có được là nhờ lực lượng cán bộ Công vận biết bám cơ sở, gần gũi với CN, biết khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người thợ. Sự ủng hộ hết mình của lực lượng CN với quân và dân ta, nhất là cán bộ Công vận đã khẳng định niềm tin của giai cấp CN với Đảng, với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc” - ông Đinh Khắc Cần, nguyên phó chủ tịch LĐLĐ TP, Trưởng Ban Liên lạc cán bộ Công vận – Công đoàn hưu trí TPHCM, khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo