xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa Luật Lao động: Cần quan tâm đến nhóm yếu thế

Theo Hà Anh – Quế Chi (Báo Lao Động)

Không làm suy giảm hoặc mất đi quyền lợi của người lao động đã được pháp luật khẳng định và bảo vệ được nhóm yếu thế trong quan hệ lao động, nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động là quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại buổi làm việc vào chiều 13-4 với Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Trong năm 2016, Tổng LĐLĐViệt Nam đã tổng hợp được nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ Công đoàn (CĐ), các chuyên gia góp ý 143 dự thảo luật, nghị định, thông tư...

Chủ động tham gia xây dựng chính sách

Nhiều đề xuất của CĐ đã được tiếp thu, có tác động tích cực đến phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ, như: Xây dựng và ban hành hướng dẫn về CĐ khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể; ký kết chương trình phối hợp công tác với TAND Tối cao và BHXH Việt Nam. Năm 2016, CĐ đã đại diện, thương lượng, ký kết được 27.049 bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), tăng 6,5% so với năm 2015.

img

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết của BCH Tổng LĐLĐ Việt nam về chất lượng bữa ăn ca của NLĐ, các cấp CĐ tổ chức khảo sát, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca tại các doanh nghiệp (DN). Theo báo cáo, có 25.545 DN tổ chức bữa ăn ca cho NLĐ, chiếm 58,7% tổng số DN có tổ chức CĐ, trong đó có 18.248 DN có mức ăn ca từ 15.000 đồng trở lên. Đặc biệt, có 1.085 CĐ cơ sở đối thoại, thương lượng thành công nâng giá trị bữa ăn ca của 311.631 NLĐ từ 15.000 đồng trở lên. Những nỗ lực của CĐ các cấp đã góp phần mang lại cho nhiều NLĐ có được bữa ăn giữa ca chất lượng hơn và an toàn thực phẩm, là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe, duy trì năng suất lao động.

Tại buổi làm việc, Ủy viên TW Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã báo cáo những đề án, chương trình mà tổ chức CĐ đang tiến hành, với mục đích tập trung chăm lo lợi ích cho đoàn viên CĐ, như: Đề án xây dựng thiết chế CĐ cho đoàn viên CĐ; chương trình ký kết với các DN giảm giá cho đoàn viên CĐ; xây dựng bộ nhận diện CĐ VN; tích hợp thẻ đoàn viên với thẻ ATM; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ am hiểu sâu về pháp luật.

Với các kết quả trên, Ủy viên T.Ư Đảng - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá tổ chức CĐVN đang có các hoạt động rất thiết thực, ngày càng đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, khiến NLĐ càng ngày càng cảm thấy gắn bó với tổ chức CĐ. Bà Nguyễn Thúy Anh tin tưởng trong thời gian tới, tổ chức CĐVN sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Phải xác định được “mức sống tối thiểu”

Tại buổi làm việc, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đã đề nghị, về Bộ luật Lao động sửa đổi, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ủng hộ thêm hai nguyên tắc: Không làm suy giảm hoặc mất đi quyền lợi của người lao động(NLĐ) đã được pháp luật khẳng định trong thực tế cuộc sống; và bảo vệ được nhóm yếu thế trong quan hệ lao động và nâng cao vai trò, vị thế của CĐ trong quan hệ lao động.

Về chương tiền lương, đối với thẩm quyền xác định tiêu chí mức sống tối thiểu, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị bổ sung vào dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi quy định giao Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm xác định “mức sống tối thiểu” và thời điểm công bố “mức sống tối thiểu” làm căn cứ quan trọng để Hội đồng Tiền lương Quốc gia xác định mức tiền lương tối thiểu hằng năm.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐViệt Nam đồng ý với việc bỏ giới hạn làm thêm giờ trong tháng (hiện hành là không quá 30 giờ/tháng) và bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày như dự thảo để tạo tính chủ động cho người sử dụng lao động trong việc thỏa thuận, huy động NLĐ làm thêm giờ để thực hiện các công việc vào các giai đoạn cao điểm.

Đối với vấn đề tuổi nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN không đồng tình với việc nâng tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là công nhân trực tiếp sản xuất, dịch vụ. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp có thể xem xét để nâng tuổi nghỉ hưu nhưng phải có lộ trình tăng thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến cơ hội có việc làm cho nhóm lao động trẻ và đảm bảo ổn định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với cán bộ quản lý hoặc những người có học hàm, học vị có thể được kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng không đảm nhiệm công tác quản lý.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đồng tình với đề nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam về các nội dung: Mức sống tối thiểu phải do Chính phủ quy định; ủng hộ nâng thời gian làm thêm giờ, tuy nhiên cần phải đưa ra các rào cản kỹ thuật để hạn chế việc làm thêm. Về tuổi nghỉ hưu, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, cần phải tính toán rất kỹ; nếu nâng phải nâng theo nhóm, theo tính chất lao động của NLĐ trực tiếp. Đối với đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dung lao động, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết sẽ bảo vệ quan điểm nếu giảm tỉ lệ đóng của DN thì cũng phải giảm cho NLĐ. “Năm nay Tổng LĐLĐViệt Nam và Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cần quyết liệt đối với vấn đề nhà ở xã hội và nhà ở cho CN thu nhập thấp, vì đây là một trong những chính sách quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống NLĐ” - ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo