xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai nạn lao động: Còn thờ ơ, còn trả giá

Bài và ảnh: KHÁNH CHI

Doanh nghiệp cắt xén chi phí bảo hộ lao động; người lao động thiếu ý thức chấp hành nội quy kỷ luật lao động

Năm 2011, theo thống kê chưa đầy đủ, tại TPHCM xảy ra 79 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người, làm chết 80 người. Sở LĐ-TB-XH TP cho biết 37/79 vụ TNLĐ chết người có nguyên nhân do doanh nghiệp (DN) không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn.
“Vì lợi nhuận, DN sẵn sàng tiết giảm chi phí bảo hộ lao động; buộc người lao động (NLĐ) làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. Mặt khác, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận NLĐ còn kém. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ TNLĐ thương tâm”- ông Nguyễn Quốc Việt, Phó chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cảnh báo.

Phớt lờ quy định

Vụ TNLĐ chết người xảy ra tại công trình xây dựng dự án Vista (quận 2 - TPHCM) ngày 7-3-2011 là một điển hình. Trong khi tháo hệ khung giàn giáo bao che ở tầng 3, anh Nguyễn Thái An bị mất đà, rơi từ độ cao 18 m xuống đất, sau đó đã tử vong. Qua điều tra, nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do ban chỉ huy công trình không xây dựng phương án an toàn khi tháo dỡ khung giàn giáo bao che phía ngoài công trình; không cử người giám sát, kiểm tra an toàn tại những khu vực nguy hiểm khi công nhân (CN) làm việc.

Tương tự là vụ TNLĐ xảy ra tại công trình xây dựng khu tái định cư phường 12, quận Bình Thạnh - TPHCM do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng giao thông Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư. Trong khi cào cát ở công trình hố móng thì xảy ra sự cố ngã đổ toàn bộ cần trục tháp cẩu, làm CN Đặng Văn Quang chết tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do móng cẩu tháp không đủ khả năng chịu lực.

Chủ quan, thiếu hiểu biết

Ngoài nguyên nhân từ phía DN thì tai nạn xảy ra cũng có phần lỗi của NLĐ không tuân thủ quy trình, biện pháp làm việc an toàn. “Rất nhiều vụ TNLĐ xảy ra hết sức đáng tiếc. Chủ DN phớt lờ các quy định về an toàn lao động đã đành mà ý thức tuân thủ kỷ luật của NLĐ còn kém. Chưa được huấn luyện an toàn lao động vẫn làm việc, thêm vào đó là sự chủ quan khiến NLĐ phải trả giá bằng sinh mạng của mình”- ông Trương Tấn Lộc, chuyên viên bảo hộ lao động LĐLĐ TPHCM, nhận định.

img
Cấp cứu nạn nhân một vụ tai nạn lao động do điện giật tại khu vực quận 1 - TPHCM
Vụ TNLĐ chết người xảy ra tại công trình xây dựng Tổ hợp Trung tâm Thương mại Shopping Mall (quận 7-TPHCM) vào ngày 14-3-2011 là minh chứng. Trong khi vận hành máy trộn hồ, do bất cẩn, CN Trần Quang Long đã bị khung sắt của khay tiếp liệu ép đầu vào thành máy trộn. Phát hiện vụ việc, đồng nghiệp của anh Long đã lập tức ngắt điện và nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu, song anh Long đã tử vong. Theo kết luận, anh Long đã vi phạm nguyên tắc an toàn khi vận hành thiết bị.
Tương tự là vụ TNLĐ chết người xảy ra tại DNTN Nam Phát (KCN Tân Bình - TPHCM) vào ngày 17-5-2011. Khi chui vào máy ép xốp để lắp thớt ép, CN Nguyễn Chí Linh bị điện giật chết tại chỗ. Kết quả điều tra cho thấy bộ phận cảm ứng nhiệt của máy ép xốp bị rò điện. Anh Linh đã không mang dép và sử dụng găng tay khi thao tác. Thanh tra Sở LĐ-TB-XH nhìn nhận rất nhiều NLĐ có trình độ thấp, thiếu tính tự giác nên xảy ra TNLĐ là khó tránh.

Không đủ sức răn đe

Theo tiến sĩ Lê Vân Trình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hộ lao động hiện nay khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thực hiện và thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng nhiều người sử dụng lao động, NLĐ cố ý không chấp hành. Bên cạnh đó, DN để xảy ra TNLĐ chết người chỉ bị xử phạt hành chính cao nhất là 20 triệu đồng; mức phạt này quá thấp, không đủ sức răn đe.

Tại TPHCM, một trong 10 địa phương có số vụ TNLĐ chết người cao nhất nước, đã có DN để xảy ra TNLĐ chết người bị xử lý hình sự song con số này không nhiều. Để hạn chế TNLĐ, nhiều chủ đầu tư công trình đã yêu cầu các nhà thầu thi công phải chứng minh DN không để xảy ra TNLĐ (có xác nhận của Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP).
Tuy nhiên, biện pháp này cũng không ăn thua, bởi nhiều DN sau khi để xảy ra TNLĐ đã thành lập pháp nhân mới. Giải pháp “NLĐ có quyền từ chối làm việc khi thấy điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn” cũng không khả thi bởi ai cũng vì “miếng cơm manh áo” nên có khi biết mà cũng đành chấp nhận.

574 người chết, 1.314 người bị thương nặng

Theo số liệu báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, năm 2011, cả nước đã xảy ra 5.896 vụ TNLĐ với tổng số người bị nạn là 6.154. Trong đó có 504 vụ TNLĐ chết người làm 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng. Chi phí thuốc men, mai táng, bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương gần 300 tỉ đồng.

Kỳ tới: Nỗi đau đeo đẳng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo