xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng mức phạt, thẩm quyền xử phạt

Hồng Vân

Bị phạt đến 20 triệu đồng khi sử dụng lao động nước ngoài không phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/CP quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật lao động (thay thế Nghị định 113/CP). Khác với trước, nghị định này không áp dụng đối với các vi phạm thuộc lĩnh vực dạy nghề, học nghề; xuất khẩu lao động và BHXH (vì đã có các luật chuyên ngành điều chỉnh). Nghị định 47/CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25-6 với nhiều vi phạm được bổ sung, mức phạt cũng cao hơn.
img

Chủ DNTN Phương Tây nợ lương công nhân kéo dài. Đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Ảnh: DUY QUỐC

 

Phạt cao nhất đến 30 triệu đồng

 
Theo quy định mới, các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật lao động sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền và tùy theo tính chất, mức độ, còn có thể bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện... Nếu như trước đây, Nghị định 113/CP quy định mức xử phạt cao nhất đối với một hành vi vi phạm là 20 triệu đồng thì nay, Nghị định 47/CP đã tăng lên 30 triệu đồng. Chẳng hạn, hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc, thôi việc cho người lao động (NLĐ); thu phí giới thiệu việc làm cao hơn quy định hoặc không có biên lai... sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng nếu vi phạm với từ 500 NLĐ trở lên.
 
Một sai phạm khá phổ biến hiện nay là bắt NLĐ đặt cọc không đúng quy định sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp; nếu người sử dụng lao động kế tiếp không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với NLĐ cũng sẽ bị xử phạt đến 30 triệu đồng.
 
Các hành vi: trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu trong trường hợp ngừng việc không do lỗi của NLĐ và ngừng việc do sự cố điện, nước; trả lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc trả bằng mức lương tối thiểu đối với lao động chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo... cũng có mức xử phạt cao nhất là 30 triệu đồng.
 
Nghị định 47/CP cũng tăng thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND quận, huyện, tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH, Bộ LĐ-TB-XH lên đến 30 triệu đồng (mức cũ là 20 triệu đồng); thanh tra viên lao động có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng (mức cũ là 200.000 đồng). Thẩm quyền xử phạt nêu trên là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm.
 

Bổ sung nhiều hành vi vi phạm

 
Trong số các hành vi vi phạm được bổ sung, đáng chú ý là quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại VN. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng khi sử dụng lao động nước ngoài không phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia. Ngoài ra, nếu sử dụng lao động nước ngoài hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại VN hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề mà không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề... cũng sẽ bị xử phạt.
 
Một số hành vi khác trước đây không bị xử phạt, nay sẽ bị xử phạt đến 3 triệu đồng là không giao kết hợp đồng với NLĐ được thuê mướn giúp việc gia đình và không giao kết hợp đồng bằng văn bản với NLĐ được thuê mướn để trông coi tài sản. Đặc biệt, theo quy định mới, chủ tịch CĐ cơ sở cũng sẽ bị xử phạt đến 5 triệu đồng nếu từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu.
 
Tăng mức phạt vi phạm quyền Công đoàn
 
Nhiều vi phạm quyền CĐ trước đây bị xử phạt với mức tối đa là 3 triệu đồng nay tăng lên 5 triệu đồng. Đó là các hành vi không bảo đảm phương tiện làm việc cần thiết cho CĐ; không bố trí thời gian hoạt động CĐ cho cán bộ CĐ không chuyên trách, không cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để CĐ hoạt động. Đặc biệt, hành vi không cho người làm công tác CĐ chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi NLĐ trong doanh nghiệp cũng bị xử phạt với mức cao nhất là 5 triệu đồng.
 

Ngoài ra, mức phạt từ 3 triệu đồng trước đây cũng được tăng lên đến 10 triệu đồng nếu người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ủy viên ban chấp hành CĐ cơ sở mà không có sự thỏa thuận của ban chấp hành CĐ cơ sở; hoặc với chủ tịch CĐ cơ sở mà không có sự thỏa thuận của tổ chức CĐ cấp trên trực tiếp.

 

Phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
 
Nhiều quy định tại Nghị định 47/CP đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn, tại điều 28 về “công khai tình hình vi phạm pháp luật lao động và kết quả xử lý” có nêu: Cá nhân, chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt có trách nhiệm công bố công khai ít nhất một lần trên phương tiện thông tin đại chúng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm công bố thông tin vi phạm của doanh nghiệp...
 

Hoặc tại điều 7 có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất 7 ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký của NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo