xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tha thiết mong an cư, lạc nghiệp

Bài và ảnh: KHÁNH CHI

Đó là tâm nguyện lớn nhất của người lao động các tỉnh, thành gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân cuộc gặp gỡ diễn ra hôm nay, 22-4 tại Đà Nẵng

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, hơn 100 ý kiến của CNVC-LĐ cả nước được gửi đến chuyên mục “Chúng tôi có ý kiến” trên Báo Người Lao Động. Đây là bước chuẩn bị cho buổi gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng với công nhân các tỉnh miền Trung diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 22-4 nhân Tháng Công nhân (CN) năm 2017.

Cuộc sống quá nhọc nhằn

Chiếm phân nửa số ý kiến là sự lo lắng về đời sống, việc làm, thu nhập của đội ngũ CNVC-LĐ, nhất là CN nhập cư đang làm việc tại các KCX-KCN.


Mong được an cư, lạc nghiệp là tâm nguyện của số đông công nhân gửi đến người đứng đầu Chính phủ

Mong được an cư, lạc nghiệp là tâm nguyện của số đông công nhân gửi đến người đứng đầu Chính phủ

“Bao giờ lương đủ sống?” luôn là câu hỏi ám ảnh người lao động (NLĐ). Minh họa cụ thể bằng những khó khăn thường nhật mà bản thân mình và đồng nghiệp phải đối diện khi phải xa quê kiếm sống, anh Phạm Chí Công (KCX Tân Thuận; quận 7, TP HCM) đặt vấn đề: “Mỗi năm, việc điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) vùng có thực sự giúp CN cải thiện cuộc sống? Thưa là có nhưng nó không giải quyết được những vấn đề căn cơ. Thay vào đó, nó chỉ đủ để bù vào những khoản tăng trong sinh hoạt do tăng LTT. Rõ ràng, qua nhiều lần điều chỉnh, LTT vẫn “chạy theo mức sống tối thiểu” chứ chưa đáp ứng mức sống tối thiểu. Vậy có nên thay đổi việc điều chỉnh LTT hằng năm bằng một phương án khác?”. Từ những bất cập ấy, anh Công mong muốn Quốc hội sớm ban hành Luật Tiền LTT để ổn định đời sống NLĐ một cách căn cơ.

Chia sẻ về nỗi cơ cực, nhất là rủi ro nghề nghiệp của CN vệ sinh khi phải làm ca đêm, chị Trần Thị Mỹ Linh (HTX Vệ sinh môi trường Thống Nhất, TP HCM) cho biết thu nhập của CN thu gom rác vẫn còn thấp. Do vậy, chị mong mỏi trong tương lai, nhà nước sẽ có quy định giá sàn mức thầu để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN), phá giá, làm cho đời sống CN vệ sinh vốn đã nhọc nhằn lại thêm khốn khó.

Từ những khó khăn của bản thân và gia đình, anh Nguyễn Công Dương (DNTN Đức Khải; quận Gò Vấp, TP HCM) hy vọng sắp tới, Thủ tướng sẽ có thêm giải pháp tháo gỡ về vấn đề nhà ở cho CN, nhất là CN trực tiếp sản xuất, thu nhập thấp, đã có gia đình. “Chúng tôi mong được tạo điều kiện để mua nhà trả góp hoặc vay vốn mua nhà với lãi suất ưu đãi” - anh Dương bày tỏ.

Luật phải bảo vệ người yếu thế

Một trong những vấn đề được CNVC-LĐ đặc biệt quan tâm là việc sửa đổi Bộ Luật Lao động. Trong đó, nội dung khiến CNVC-LĐ lo lắng là vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, cắt giảm các chính sách nhân văn dành cho lao động nữ của ban soạn thảo.

Từ thực tế công việc của một CN giày da, chị Nguyễn Thị Tuyết (Công ty Giày da Vĩnh Phong; quận Bình Tân, TP HCM) cho rằng nếu muốn tăng tuổi nghỉ hưu thì nên xem xét trong từng ngành nghề cụ thể chứ không nên áp dụng đại trà. Bởi lẽ mỗi ngành nghề có đặc thù, kèm theo đó là các bệnh tật, sức khỏe suy giảm cũng khác nhau.

“Công việc tay chân, lao động phổ thông trông thì đơn giản nhưng tiêu tốn nhiều sức lực; về già đều bị xương, khớp cả. Riêng lao động nữ trong những ngành nghề này khi lập gia đình thì còn khó khăn bội phần” - chị Tuyết băn khoăn. Theo chị, với những ngành nặng nhọc, độc hại như giày da, dệt may… không nên kéo dài thời gian làm việc mà cần giữ quy định như hiện hành.

Dẫn chứng cụ thể “phản ứng” của một bộ phận NLĐ tại DN khi ban giám đốc đồng ý chuyển tất cả các loại phụ cấp vào lương và sẵn sàng đóng BHXH cho NLĐ trên mức lương đó để anh chị em được hưởng chế độ cao hơn trước mắt cũng như lâu dài, chị Trần Diễm Quỳnh (quận Thủ Đức, TP HCM) cho rằng cái gốc của vấn đề chính mức sống hiện tại quá thấp cũng như sự “phập phù” của chính sách BHXH.

“Theo tôi, có suy nghĩ ấy trong số đông NLĐ là bởi mức sống hiện tại quá thấp, trong khi cái lợi của việc đóng BHXH thì quá xa vời, chưa kể còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đơn cử như việc thay đổi cách tính lương hưu từ 1-1-2018 hay việc thất thoát hơn 1.000 tỉ đồng BHXH cách đây vài năm” - chị Quỳnh bày tỏ.

Chung quanh chính sách BHXH, chị Nguyễn Thị Lộc (cựu CN Công ty TNHH Pia Toàn Cầu) kiến nghị: “Tôi và nhiều đồng nghiệp đã bị mất trắng quyền lợi vì công ty không đóng BHXH, chủ bỏ trốn. Pháp luật nên chế tài mạnh để ngăn chặn tình trạng này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ”.

Mong Công đoàn thực sự mạnh

Theo anh Văn Thi Hoàng (Quảng Nam), thời gian qua, tổ chức Công đoàn (CĐ) đã làm tốt việc thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, hỗ trợ vay vốn… Tuy nhiên, với công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh bảo vệ quyền lợi NLĐ thì nhiều CĐ cơ sở chưa thực sự mạnh bởi cán bộ CĐ cũng là NLĐ, hưởng lương từ chủ DN nên không dám đấu tranh đến cùng. “Để tăng cường năng lực đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ, hãy để cán bộ CĐ hoạt động độc lập, không nhận lương của chủ mà nhận lương từ tổ chức CĐ. Muốn cán bộ CĐ có bản lĩnh, thực sự đứng về phía NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần đổi mới mô hình hoạt động thông qua cơ chế giới thiệu cán bộ chuyên trách về làm CĐ ở các đơn vị, DN và do CĐ trả lương nhằm tránh hiện tượng cán bộ CĐ bị lệ thuộc vào chủ như hiện nay” - anh Hoàng đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo