xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thay đổi để thích nghi cái mới

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Trước tình hình thiếu hụt lao động, nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đã đổi mới công nghệ và tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao

Ngoài việc đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Datalogic Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP HCM) còn đẩy nhanh số hóa trong sản xuất. Một trong những ứng dụng mang lại hiệu quả cao là hệ thống phân công công việc tự động cho từng công nhân (CN).

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất và kỹ năng của từng CN, hệ thống sẽ tự động hóa quy trình và giờ giấc làm việc để phân bổ công việc phù hợp cho từng người.

Ông Đặng Văn Chung, Giám đốc Nhà máy Datalogic Việt Nam, cho biết khi chưa áp dụng hệ thống này, cần ít nhất 50 chuyền trưởng để phân công công việc cho CN, sau đó mất thêm 1 tuần để rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng người. Với hệ thống phân công công việc tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo, người quản lý có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc của từng người trong ngày để điều chỉnh kịp thời.

Thay đổi để thích nghi cái mới - Ảnh 1.

50% lao động tại Công ty TNHH Datalogic Việt Nam có trình độ đại học trở lên

Là doanh nghiệp (DN) 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH Datalogic Việt Nam là nhà máy chủ lực của Tập đoàn Datalogic S.p.A - một trong 3 nhà sản xuất máy đọc mã vạch lớn nhất thế giới. Tập đoàn Datalogic S.p.A có 5 nhà máy ở Ý, Slovakia, Hungary, Mỹ và Việt Nam. Sau 2 năm Datalogic Việt Nam đi vào hoạt động, tập đoàn quyết định chuyển giao nhiều dây chuyền sản xuất công nghệ cao từ Ý, Mỹ về Datalogic Việt Nam, đồng thời đầu tư các dây chuyền lắp ráp bo mạch điện tử cung cấp trực tiếp cho việc sản xuất máy đọc mã vạch thế hệ mới. Cùng với hệ thống công nghệ hiện đại, Công ty TNHH Datalogic Việt Nam cũng xác định tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. DN hiện có 600 lao động, trong đó 50% có trình độ đại học trở lên. Với đội ngũ lao động chất lượng cao, việc triển khai phương án sản xuất và bố trí công việc hợp lý đã góp phần giúp công ty tăng 35% hiệu suất lao động. Một ca làm việc gồm 10 CN có thể tăng số lượng sản phẩm từ 600 lên 950, độ chính xác sản phẩm tăng từ 85% lên 98%. Công ty cũng giảm được 10% nhân công dôi dư để bố trí vào những dự án khác, tiết kiệm 700 m2 không gian nhà xưởng...

Năng suất cao nhất, thời gian làm việc ít nhất

"Sản xuất tinh gọn, nâng cao năng suất" là điều Ban Giám đốc Công ty TNHH Fuji Impulse Việt Nam (sản xuất máy đóng gói, ép chân không, 100% vốn Nhật Bản; đóng tại KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức, TP HCM) xác định để tồn tại trong tình hình thiếu hụt lao động và chi phí tăng cao như hiện nay.

Ông Huỳnh Kim Khoa, Tổng Giám đốc công ty, cho biết đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và giảm giờ làm là nhiệm vụ sống còn. Mỗi năm, công ty đều cử những lao động ưu tú sang công ty mẹ ở Nhật để đào tạo, học hỏi công nghệ tiên tiến và giảm thao tác thừa trong sản xuất.

"Xu hướng hiện nay của thế giới là giảm giờ làm và nâng cao năng suất lao động để NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Hướng đến mục tiêu tăng ít nhất 5% năng suất lao động mỗi năm, ngoài đổi mới công nghệ, công ty cũng linh hoạt bố trí cho CN nghỉ từ 1 đến 2 ngày thứ bảy trong tháng. Nếu tuần nào đi làm ngày thứ bảy, CN sẽ được về sớm 1 giờ, tương đương làm việc 7 giờ trong ngày đó. Tính ra, NLĐ tại công ty chỉ làm việc từ 43,5 - 45 giờ/tuần. Với chế độ làm việc này, NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình" - ông Khoa nói.

Ứng phó tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, một DN khác cũng "ngược dòng" thành công là Tổng Công ty CP May Nhà Bè (quận 7, TP HCM). Ông Đinh Văn Thập, phó tổng giám đốc công ty, cho biết hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động rất nặng nề đến ngành may. Trước tình cảnh này, May Nhà Bè chọn phương án đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu cấp thiết của thị trường. DN đã tìm kiếm nguyên phụ liệu, đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm khẩu trang và trang phục bảo hộ y tế, những vật dụng hút khách giữa mùa dịch. Hiện nay, Tổng Công ty CP May Nhà Bè liên tục đầu tư hệ thống nhà máy, nhà xưởng, áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nhân sự và cả thời gian. Với hơn 25.000 thiết bị hiện đại, DN đang rất tự tin để thích ứng với giai đoạn hội nhập mới. Qua việc đầu tư này, quý I/2022, doanh thu công ty ước đạt 480 tỉ đồng.

“Các công ty của Tập đoàn Datalogic ở các nước đã cử người qua Việt Nam để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất của chúng tôi. Điều này chứng tỏ đội ngũ kỹ sư, CN ở Việt Nam có đủ trình độ, khả năng làm chủ công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại” - ông Đặng Văn Chung khẳng định.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo