xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHYT

Đ.Viên

(NLĐO)- Một số trường hợp đặc biệt được tính là tham gia BHYT liên tục gồm: Gián đoạn tối đa không quá 3 tháng; Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHYT;

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17-10-2018 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT với một số điểm mới mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Bổ sung đối tượng tham gia BHYT:

Nhóm do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng: Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg; Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được Nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.

Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHYT - Ảnh 1.

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (không tham gia tại các nhóm khác).

Nhóm do Người sử dụng lao động đóng: Thân nhân công nhân, viên chức quốc phòng, công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang phục vụ trong quân đội, công an và cơ yếu.

Điều chỉnh nhóm đối tượng tham gia BHYT: Người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hằng tháng chuyển từ nhóm do BHXH đóng sang nhóm do NSNN đóng theo quy định của Luật BHXH; Tách người nghèo thành 2 nhóm: Người nghèo theo tiêu chí về thu nhập; người nghèo đa chiều thiếu hụt về BHYT (NSNN đóng BHYT); Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thiếu hụt BHYT (NSNN hỗ trợ 70%).

Liên quan đến quyền lợi BHYT trong một số trường hợp, Nghị định 146 khi có hiệu lực sẽ áp dụng: Trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo như đi trái tuyến, trừ các trường hợp: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.

Về quyền lợi khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, hoặc khám chữa bệnh không đúng thủ tục thì được thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện, nơi người bệnh đến khám chữa bệnh thay vì quy định số tiền cụ thể như hiện nay.

Ngoài ra, để tránh việc người bệnh bị Quỹ BHYT ngừng thanh toán dù đang trong đợt điều trị, Nghị định 146 cũng quy định các trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện, nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.

Đối với việc quản lý quỹ BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định không giao quỹ cho cơ sở có người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu dựa trên số thu BHYT của những người có thẻ đăng ký tại đây như hiện nay. Áp dụng cách tính tổng mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh của các đơn vị dựa trên tổng chi phí khám chữa bệnh của năm trước tính cho chi phí về thuốc, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (có tính đến hệ số điều chỉnh về giá thuốc, giá vật tư y tế), cộng với các chi phí phát sinh trong năm do thay đổi về phạm vi chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, thay đổi về đối tượng KCB, thay đổi về mô hình bệnh tật,...

Quy định này đảm bảo tính chia sẻ của quỹ BHYT, phù hợp với việc khám chữa bệnh thông tuyến, đồng thời không gây áp lực cho cơ sở khám chữa bệnh có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Đồng thời, đảm bảo tính chính xác, minh bạch của các chi phí, thuận lợi trong quản lý điều hành cung ứng dịch vụ, việc thanh toán cũng thuận lợi hơn.

Nghị định cũng bổ sung quy định về số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ bằng 10% số thu BHYT tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia BHYT để mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu.

Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHYT - Ảnh 2.

Người bệnh vào viện trước ngày 1-12-2018 nhưng ra viện sau ngày 1.12.2018 thì mức hưởng theo quy định tại Điều 14 Luật BHYT

Về thẻ BHYT, Nghị định quy định, thông tin trên thẻ BHYT bao gồm 5 nội dung: thông tin cá nhân; mã thẻ BHYT; thời điểm thẻ có giá trị sử dụng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; Thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục. Cấp thẻ BHYT có ảnh đối với trường hợp người tham gia BHYT không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. Nghị định cũng quy định, chậm nhất đến ngày 1.1.2020 BHXH Việt Nam thực hiện viêc cấp thẻ BHYT điện tử cho người tham gia.

Một số trường hợp đặc biệt được tính là tham gia BHYT liên tục gồm: 

Gián đoạn tối đa không quá 3 tháng; Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHYT;

Người lao động (NLĐ) đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh; NLĐ trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT; Đối tượng công an, quân đội, cơ yếu khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong công an, quân đội, cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT.

Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay 1-1-.2018. Người bệnh vào viện trước ngày 1-12-2018 nhưng ra viện sau ngày 1.12.2018 thì mức hưởng theo quy định tại Điều 14 Luật BHYT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo