xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa ước tốt sẽ hạn chế tranh chấp lao động

Tin-ảnh: H.Đào

(NLĐO) - Các đại biểu đã kiến nghị các cấp Công đoàn tăng cường công tác hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thương lượng cùng doanh nghiệp

Sáng 27-4, LĐLĐ TP HCM tổ chức tọa đàm "Nâng cao hiệu quả thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp". Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố cho biết thương lượng tập thể được coi là chìa khóa giúp giảm thiểu và giải quyết mâu thuẫn, bất đồng tại mỗi doanh nghiệp. Một bản thỏa ước có chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và giải quyết các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Thỏa ước tốt sẽ hạn chế tranh chấp lao động - Ảnh 1.

Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, phát biểu tại tọa đàm

Hiệu quả đem lại rất lớn tuy nhiên đến nay việc đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể vẫn chưa được người sử dụng lao động thật sự quan tâm, vẫn còn nhiều hạn chế và ít nhiều hình thức. Đây chính là nguyên nhân khiến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp chưa thật sự ổn định và quyền lợi người lao động chưa thật sự được đảm bảo, nhất là liên quan đến lương, thưởng, chính sách đãi ngộ…

Thỏa ước tốt sẽ hạn chế tranh chấp lao động - Ảnh 2.

Thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại LĐLĐ TP Thủ Đức, TP HCM

Tại tọa đàm, các đại biểu phản ánh nhiều bản thỏa ước còn hình thức, sao chép y luật. Việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước chưa cao do các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Một số doanh nghiệp có chế độ phúc lợi cho người lao động rất tốt nhưng không muốn ký thỏa ước vì sợ ràng buộc về pháp luật.

Thỏa ước tốt sẽ hạn chế tranh chấp lao động - Ảnh 3.

Đại biểu phát biểu tại tọa đám

Một số cán bộ cán bộ Công đoàn cơ sở chưa nghiên cứu sâu và pháp luật lao động, thiếu kỹ năng thương lượng. Nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm, hưởng lương trực tiếp từ doanh nghiệp nên còn ngại va chạm với người sử dụng lao động. Thêm vào đó, cán bộ Công đoàn cơ sở thường xuyên biến động nên việc thương lượng, đàm phán, phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện thỏa ước chưa tốt. Nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở không giỏi ngoại ngữ của doanh nghiệp nên bị hạn chế trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước…

Thỏa ước tốt sẽ hạn chế tranh chấp lao động - Ảnh 4.

LĐLĐ quận 1, TP HCM thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với doanh nghiệp chưa có Công đoàn cơ sở

Các đại biểu đã kiến nghị các cấp Công đoàn tăng cường công tác hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thương lượng cùng doanh nghiệp. Các cấp Công đoàn chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật cũng như thương lượng, ký kết thỏa ước. Ít nhất mỗi năm một lần tổ chức Công đoàn tổ chức hội nghị đúc kết kinh nghiệm để cùng tháo gỡ…

Theo LĐLĐ thành phố, hiện có 2.790 thỏa ước lao động tập thể hết hạn, có 5.009 doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở nhưng chưa có thỏa ước, có 14.392 doanh nghiệp chưa có Công đoàn cơ sở chưa có thỏa ước, có 1.220 Công đoàn cơ sở thương lượng bữa ăn giữa ca từ 20.000 - 25.000 đồng/bữa… Trong đó, có 1.896 bản thỏa ước đạt loại A, B và 258 bản thỏa ước có ký phúc lợi đoàn viên nhưng chưa nhiều so với số lượng Công đoàn cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo