xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tục nên thông thoáng hơn

Thùy Dương - Thái Phương - Thanh Nhân

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) năm trước, gói 26.000 tỉ đồng sắp tới đây cần được giải ngân hợp lý với những điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn.

"Với chính sách cho vay lãi suất ưu đãi, có thể không cần thiết phải hạ điều kiện vay, cho vay dưới chuẩn gây nguy cơ rủi ro cao cho hệ thống ngân hàng nhưng cần giảm thủ tục hành chính phiền hà, khoanh vùng DN cần hỗ trợ một cách chuẩn xác hơn. Hoặc xem xét cho vay theo dự án, công trình với những DN không có tài sản thế chấp" - ông Lộc góp ý.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên, cho rằng chính sách cho DN vay với lãi suất ưu đãi thực chất không giúp họ được nhiều. Bởi vì, khi dịch qua đi, DN phải gánh trên vai một khoản nợ ngân hàng, trong khi đây là lúc họ kiệt quệ nhất. "Do vậy, DN đề xuất Chính phủ xem xét nhóm nào thực sự khó khăn, nhất là những đơn vị bị phong tỏa do có ca F0, F1 thì có thể hỗ trợ "tiền tươi thóc thật" thay vì chỉ cho vay không lãi suất. Ví dụ, hỗ trợ 50% lương cho NLĐ mất việc, tạm nghỉ việc trên số ngày họ phải nghỉ. Việc hỗ trợ phải nhanh, đúng thời điểm, còn để sau 1 tháng hay nhiều tháng mới xem xét trợ cấp thì NLĐ không biết sống sao qua đại dịch" - ông Dương bày tỏ.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, ngoài mong muốn tiếp tục được hỗ trợ khoanh, giãn, giảm các khoản thuế, phí, BHXH, DN còn mong muốn được hỗ trợ sớm hoàn thành tiêm vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ NLĐ để yên tâm sản xuất…

Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, cho biết các DN ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp và quá nặng nề. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ nào. Các DN kiến nghị trong gói hỗ trợ này nên phân các ngành cần hỗ trợ theo mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, như ngành du lịch sẽ nằm trong nhóm cấp độ 1 - cấp độ ưu tiên và cũng nên ưu tiên cho những DN đang cầm cự trong khó khăn để chờ qua dịch Covid-19, vì vậy rất cần Chính phủ quan tâm để có thể tiếp tục duy trì hoạt động.

Lãnh đạo một DN trong lĩnh vực giáo dục mầm non cho biết giáo dục cũng là ngành chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay, đặc biệt là hệ thống các trường tư nhân. Đến nay, nhà trường chưa nhận được hỗ trợ nào từ các gói cứu trợ của nhà nước, dù lần nào cũng báo cáo và kiến nghị đầy đủ các khó khăn, vướng mắc. "Nếu có chính sách hỗ trợ từ ngân sách như gói 26.000 tỉ đồng sắp tới, chúng tôi kiến nghị có thể hỗ trợ đóng BHXH cho các giáo viên trong trường vì DN đang nợ BHXH 2 tháng nay" - vị này kiến nghị.

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, cho biết lúc này rất cần nhà nước xem xét bơm tiền hỗ trợ DN trả lương cho công nhân phải nghỉ chờ việc để giúp DN giữ chân NLĐ. DN sẵn sàng thế chấp tài sản để được vay vốn trả lương cho công nhân trong thời gian này, điều kiện là được vay với lãi suất 0%.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo