xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lắm quê nhà

Bài và ảnh: GIANG NAM

Tại những xóm trọ công nhân nghèo ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, những người con tha hương đang làm hết sức mình để sẻ chia, bù đắp những mất mát ở quê nhà

Ba ngày sau khi cơn bão có tên quốc tế là Doksuri càn quét vào miền Trung, chúng tôi tìm đến khu trọ có đông công nhân (CN) người miền Trung trong một con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP HCM). Tại đây, chúng tôi đã nghe những người con xa quê chia sẻ sự lo lắng khi hay tin cơn bão lớn đổ bộ vào quê mình.

Lo lắng tột cùng

"Những ngày mưa gió bão bùng ấy, chúng tôi như ngồi trên đống lửa, ruột gan như sôi lên, lo lắng cho sự an nguy của cha mẹ, các con đang nằm trong tâm bão mà điện thoại thì không liên lạc được" - chị Trương Thị Thắm (quê Quảng Bình, CN đang làm việc tại KCX Tân Thuận) giọng trầm buồn khi tiếp chúng tôi trong căn phòng trọ chật hẹp.

Chị Thắm kể rằng buổi tối trước ngày bão đổ bộ, chị còn gọi về cho mẹ được, dặn mẹ phải cẩn thận vì cơn bão này rất lớn. Mẹ chị bảo nhà đã được bộ đội và thanh niên trong thôn chằng chống, lúa gạo được bao bọc cẩn thận rồi. Khi bão đổ bộ, không gọi điện thoại về được nữa, lo đến phát ốm, chỉ cầu mong cho mọi người được bình an. "Hai đứa con nhỏ ở với bà ngoại ngoài quê, tối nào mẹ con cũng nói chuyện qua điện thoại, lúc bão đổ bộ vào gần 2 ngày không liên lạc được tôi chỉ biết ngồi khóc, không làm được gì cả, xin công ty cho nghỉ phép luôn. Hai ngày sau mới gọi về được thì mừng vô cùng, bà và cháu an toàn, nhưng nhà thì tốc mái, lúa gạo ướt hết, sách vở quần áo các con cũng bị bão cuốn đi. Tôi chỉ biết khóc thôi vì tích góp được bao nhiêu đã gửi cho mẹ lo cho hai con từ đầu năm học rồi, giờ muốn về cũng không thể" - chị Thắm nghẹn ngào.

Thương lắm quê nhà - Ảnh 1.

Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày là cách công nhân có thể dành dụm gửi về phụ giúp người thân ở quê

Vợ chồng anh Dương, chị Luyến (quê Hà Tĩnh) ở cạnh phòng chị Thắm cũng âu lo không kém. Anh chị cưới nhau được 5 năm, sau đó cả hai dắt díu nhau vào TP HCM làm CN lắp ráp điện tử, công việc tạm ổn nhưng thu nhập không cao, anh chị phải tăng ca liên tục mới có dư chút đỉnh. Cuối tháng 7 vừa rồi nghe cha mẹ ở nhà nói phải gia cố mái tôn để chống bão chứ nhà đã cũ lắm rồi mà mùa bão lại sắp tới. Dành dụm được bao nhiêu tiền, hai vợ chồng gửi về cho gia đình lợp lại mái tôn, hết hơn 13 triệu đồng. Niềm vui mới chẳng kéo dài được bao lâu thì bão số 10 ập vào cuốn bay mái nhà, sập một phần tường và phá nát toàn bộ hoa màu trong vườn. "Cha tôi gọi vào nói mái tôn vợ chồng cho tiền lợp lại bị bão cuốn bay rồi, chẳng còn chi con ạ. Chừ cha mẹ bây màn trời chiếu đất rồi. Tôi chẳng biết nói gì chỉ muốn về ngay với cha mẹ nhưng giờ mà về thì lại khó khăn chồng chất khó khăn" - đôi mắt anh Dương đỏ hoe. Thương cha mẹ nhưng hai vợ chồng Dương chỉ biết khuyên người nhà cố gắng, dặm vá lại ở tạm. Cuối năm, vợ chồng sẽ không về mà dành dụm ít tiền gửi về cho cha mẹ sửa lại nhà.

Con ở trong này sốt ruột lắm!

Trong con hẻm nhỏ ở phường An Bình (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) có một dãy trọ khoảng 40 phòng mà ở đó phần lớn là người miền Trung thuê ở. Đã nhiều ngày sau cơn bão số 10 đổ bộ vào quê hương, các CN thuê trọ nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng bởi sức tàn phá quá mạnh của nó.

Phải đến 20 giờ tối, khu trọ mới có người về. Dù rất mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả nhưng ai cũng tranh thủ hỏi thăm nhau tình hình ngoài quê. Rồi những cú điện thoại gọi về nhà để nắm tình hình khắc phục hậu quả sau bão làm khu trọ rộn lên với những cung bậc cảm xúc. Tiếng cười vui của một cô gái khi biết ba mẹ đã dọn dẹp xong nhà và đã tạm ổn định cuộc sống sau mấy ngày sống ở nhà văn hóa thôn. Giọng trầm nghẹn ngào của một chị khi biết cha và em trai vẫn chưa thể về nhà vì chưa biết xoay xở như thế nào để lợp lại mái nhà đã bị bão cuốn bay cùng một mảng tường đổ sập: "Thôi bố với em cố gắng, cuối tháng nhận lương con gửi về ngay" - chị nhắn nhủ. Đầu dãy trọ là cuộc thoại của một nam CN động viên mẹ mình: "Còn người là còn tất cả, thiên tai là điều không ai mong muốn, con ở trong này sốt ruột lắm, cuối năm con sẽ về với mẹ".

"Nhà tôi thiệt hại không nhiều, nhưng gia đình các bạn tôi thì tan tành hết, cũng là những người con xa quê vào đây kiếm sống, lương CN ba cọc ba đồng dành dụm cả năm không bằng một giờ bão phá. Ai cũng xót, chúng tôi chỉ biết động viên nhau, động viên gia đình cố gắng vượt qua thôi chứ không biết làm sao cả. Từ giờ có lẽ anh em chúng tôi phải kiếm gì cày thêm để có tiền gửi về phụ giúp gia đình" - anh Đỗ Văn Tám (quê Hà Tĩnh) cho biết.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo