xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lượng tiền lương theo thị trường

Bài và ảnh: Phạm Hồ

LTS: Mấy ngày qua, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra nhiều vụ đình công liên quan đến những bất cập trong chính sách lao động tại các DN. Trong đó, nổi cộm là vấn đề tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, cung cách quản lý...

Từ thực tiễn sinh động tại các DN và kiến giải của các chuyên gia, Báo Người Lao Động mở chuyên đề với mong muốn đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về quan hệ lao động, nguyên nhân và những giải pháp ngăn ngừa, hạn chế đình công.

Thời gian qua, lượng lao động phổ thông tại TPHCM biến động rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là do tiền lương thấp, người lao động (NLĐ) thường xuyên thay đổi chỗ làm để mong cải thiện thu nhập. Khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì trả lương theo giá thị trường là tất yếu. Nhưng nghịch lý lâu nay là, hầu như mức lương trả cho NLĐ bị doanh nghiệp (DN) tự áp đặt.

Thang, bảng lương: Còn tùy tiện!

Theo quy định của Nghị định 114/NĐ-CP/2002, DN có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương và phải đăng ký với Sở LĐ-TB-XH tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi DN đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, hướng dẫn về việc xây dựng thang, bảng lương lại đơn giản, chung chung như bậc thấp nhất phải cao hơn mức lương tối thiểu, khoảng cách giữa các bậc phải khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.... Căn cứ vào đây, DN có thể xây dựng thang, bảng lương với khoảng cách chênh lệch rất thấp để trả cho NLĐ mà không sợ vi phạm luật.

Ông Phạm Ngọc Đoàn, Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp –TPHCM, nhận xét: “Lợi dụng quy định thoáng của pháp luật, nhiều DN xây dựng thang bảng lương xa rời thực tế, chèn ép NLĐ. Chẳng hạn, Công ty Huê Phong xây dựng thang, bảng lương đến hơn 40 bậc. Sau khi các cơ quan chức năng khuyến cáo thì chỉnh sửa lại còn... 38 bậc”.

Hoặc tại KCN Tân Tạo –TPHCM, có DN xây dựng thang, bảng lương 25 bậc, mỗi bậc cách nhau chưa đến 30.000 đồng. Cá biệt, có công ty nhiều năm không tăng lương cho NLĐ. Khi xảy ra tranh chấp, công ty đồng ý tăng lương 6 tháng một lần và mỗi lần từ tăng từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/người.

Áp đặt đơn giá sản phẩm

Theo bà Nguyễn Thị Phương Linh, Giám đốc Xí nghiệp May Lâm Sơn (quận 12- TPHCM), xí nghiệp của bà xây dựng đơn giá tiền lương theo nguyên tắc chia công đoạn, bấm giờ hoàn thành sản phẩm bình quân của công nhân (CN). Từ đó thống nhất giá gia công với CN và công bố công khai. Nhờ vậy, CN biết chính xác tiền lương, thu nhập của mình.

Thế nhưng, trong thực tế, không có nhiều DN làm đúng như vậy mà thường dựa vào “lợi thế” là người trả lương để tùy tiện áp đặt. Quản đốc phân xưởng Công ty May P.Y (quận Tân Bình- TPHCM) cho biết: Bộ phận kỹ thuật sau khi tính toán đơn giá với khách hàng thì trừ chi phí, trừ phần lãi (vô chừng) rồi ấn xuống CN. Với cách làm này, phần lợi nhuận của công ty được đặt lên hàng đầu và dĩ nhiên là tiền lương của CN rất thấp. Đã có trường hợp, sau khi tính đơn giá gia công, nhận thấy năng suất làm việc của CN cao nên DN lập tức... hạ đơn giá.

Cùng bạn đọc

Nhằm tìm ra những giải pháp giải quyết tranh chấp lao động, đình công, Báo Người Lao Động mong được tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn đọc. Ý kiến tham gia xin gởi về: Ban Chính trị- CĐ Báo Người Lao Động - số 127 Võ Văn Tần, quận 3- TPHCM, hoặc e-mail: ctcd@nld.com.vn, hoặc tại đây.

Một thực tế khác là tình trạng một số hiệp hội DN thống nhất mức tiền công trả cho CN. Nếu DN nào tự nâng giá tiền công sẽ bị cô lập, tẩy chay nên không DN nào dám xé rào. Gần đây, khi xảy ra tranh chấp tại Công ty Kollan (KCX Linh Trung –TPHCM), các cơ quan chức năng phát hiện dù thường xuyên tăng ca quá thời gian quy định, nhưng thu nhập của CN chỉ khoảng 1,1 triệu đồng/tháng. So với DN cùng sản xuất ngành hàng là Công ty Trường Vinh (quận 12-TPHCM), tiền lương cũng trả theo đơn giá sản phẩm, nhưng bình quân thu nhập của CN là 1,6 triệu đồng/người/tháng.

Tạo cơ chế thương lượng, điều chỉnh tiền công

Sức ép về sự thiếu hụt lao động đang đặt lại vấn đề, trả công như thế nào cho hợp lý trong những ngành thâm dụng lao động. Nếu tiền công không được trả hợp lý thì phải tạo cơ chế thương lượng giữa NLĐ và DN. Mới đây, Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã xin ý kiến UBND TPHCM về việc xây dựng cơ chế tham vấn về tiền công tại TPHCM. Chủ nhiệm đề án là ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu quan hệ lao động, Bộ LĐ-TB-XH.

Đề án nhằm thiết lập cơ chế đại diện cho CN để tham vấn, thương lượng với liên DN (hiệp hội) về mức tiền công theo giá cả thị trường. Tổ chức đại diện cho CN (là CĐ TP) sẽ điều tra, đánh giá về mức độ thay đổi giá sinh hoạt, cung cầu lao động trên thị trường... Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra báo cáo và khuyến nghị DN điều chỉnh tiền công. Bước tiếp theo là mời đại diện các nhóm DN nêu lên tình hình thực tế về tiền lương và thương lượng để điều chỉnh cho phù hợp. Từ mục tiêu này, CĐ TP sẽ bàn bạc với CĐ cơ sở, thống nhất phương án thương lượng.

Ông Nguyễn Mạnh Cường nhận định: “Tham vấn và thương lượng tiền công theo thị trường là xu thế tất yếu vì phù hợp với nguyên tắc của thị trường và nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO. Cơ chế thương lượng này sẽ tránh được những tranh chấp về tiền lương (thường chiếm tỉ trọng lớn trong tranh chấp lao động). Hiện nay, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt vấn đề tham gia vào đề án này”.

Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để nâng đơn giá gia công, làm cho thu nhập của CN ổn định, đủ sống. Có vậy, họ mới gắn bó hết lòng với công ty. Một cái lợi khác là CN càng làm việc lâu, tay nghề càng vững, năng suất lao động càng cao

Bà Quách Kim Phượng (Phó Giám đốc Công ty Trường Vinh)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo