xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôn vinh những người thợ giỏi

Lệ Thủy

Qua 5 lần trao giải, có 50 công nhân, kỹ sư ưu tú vinh dự được nhận giải thưởng mang tên người thợ cả Tôn Đức Thắng

Tối 20-8, đúng vào dịp kỷ niệm 117 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, LĐLĐ TPHCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng đã long trọng tổ chức lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 5. Ngoài 10 cá nhân được trao giải năm nay, buổi lễ còn có mặt 40 công nhân, kỹ sư ưu tú từng được trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng từ năm 2000. Sự có mặt của họ như một minh chứng cho giá trị cao quý của giải thưởng: Những cánh chim đầu đàn vẫn tiếp tục bay cao, bay xa.

Vàng đã thử lửa

Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Xứng đáng là cánh chim đầu đàn...

Năm nay, số lượng hồ sơ gởi dự giải nhiều hơn, số đơn vị ngoài quốc doanh cũng nhiều hơn, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn như cơ khí, bưu điện, điện lực, công nghệ thông tin... Đến nay, hầu hết các cá nhân được nhận giải đều tiếp tục phát huy những thành tích của mình, đóng góp to lớn cho doanh nghiệp với nhiều công trình, sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ xứng đáng là những cánh chim đầu đàn trong lao động sáng tạo.

Đã qua cái tuổi “cổ lai hy” từ lâu nhưng ông Trịnh Chí Cường (thợ điện bậc 7/7 Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương) vẫn ngày ngày có mặt bên các cỗ máy, vẫn miệt mài với công việc và là tác giả của nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Ông là một trong những người được trao giải thưởng Tôn Đức Thắng lần đầu tiên vào năm 2000. Khi ấy ông đã 68 tuổi. Câu chuyện của ông thật giản dị nhưng lại gợi lên biết bao suy nghĩ cho những người thợ trẻ hôm nay.

Cách đây hơn 5 năm, khi nhà máy đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại, ông nghĩ rằng mình sắp sửa phải “ra rìa” chỉ trong vài ba năm nữa, khi những chiếc máy này bị hỏng thì lúc đó những người thợ trẻ đã đủ sức đảm đương việc sửa chữa, bảo trì. Thế nhưng niềm tự hào của một người thợ chưa từng biết lùi bước trước khó khăn đã giúp ông hiểu rõ những thiết bị mới như “lòng bàn tay mình”. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn để làm chủ máy móc thiết bị hiện đại là bài học mà ông truyền cho lớp thợ trẻ. “Chỉ có như vậy mới không trở thành người thừa khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển”- ông đã nhắn nhủ lớp trẻ như vậy.

Còn làm việc, còn sáng tạo

Một cánh chim không mỏi trong bầu trời lao động sáng tạo khác là ông Nguyễn Văn Đẹp, Đội trưởng Đội Duy tu Công ty Dịch vụ công ích quận 6. Tấm gương của ông là câu trả lời cho thắc mắc: Công nhân vệ sinh thì có gì mà sáng tạo: Với bất cứ một công việc gì, miễn có lòng yêu nghề, yêu người thì sự sáng tạo sẽ đâm chồi nảy lộc.

Là “chỉ huy” của những người thợ thông cống, mỗi lần nhìn anh em công nhân ngâm mình nạo vét cống, da thịt bị lở loét, bệnh tật, ông có cảm giác mình mắc nợ họ. Những trăn trở ấy đã dẫn ông đến nhiều công trình, sáng kiến nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc của công nhân với nguồn nước ô nhiễm. Vậy là những chiếc gàu vét bùn ra đời; tiếp theo đó là sáng kiến làm “bàn cảo và trái khế cào bùn”. Hai sáng kiến này làm lợi cho công ty 300 triệu đồng mỗi năm và đưa ông đến với Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 2. Điều đáng trân trọng ở người thợ này sau khi được tôn vinh, ông vẫn miệt mài lao động sáng tạo. Từ năm 2002 đến nay, ông tiếp tục có thêm 4 sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

Lớp kế thừa xứng đáng

Đại diện cho những người từng được trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng, các anh Vũ Hà Tuấn Anh (chuyên viên tin học của Bưu điện TPHCM) và Đỗ Anh Minh (Công ty Cổ phần Indira Gandhi) khẳng định: Giải thưởng mang tên Bác Tôn kính yêu là niềm tự hào, là động lực giúp chúng tôi không ngừng phấn đấu vươn lên. Vũ Hà Tuấn Anh vừa trở về từ Đại hội Thanh niên tiên tiến toàn quốc 2005, còn Đỗ Anh Minh được đề bạt làm giám đốc một xí nghiệp trực thuộc công ty.

Tiếp bước họ là những gương mặt tiêu biểu được bình chọn trao giải thưởng lần thứ 5. Đó là Nguyễn Văn Phúc, người thợ tài hoa của Xí nghiệp Toyota Bến Thành (Tổng Công ty Samco) - huy chương vàng hội thi Tay nghề kỹ thuật viên Toyota toàn châu Á, 1 trong 8 đại biểu của TPHCM sẽ tham dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII. Anh Nguyễn Hữu Lộc (Tổng Công ty Bia-Rượu Nước giải khát Sài Gòn) với sáng kiến thay đổi kết cấu ghép liên kết chuyền động từ máy chiết lon lên máy cán nắp lon làm lợi cho đơn vị gần 800 triệu đồng mỗi năm. Chị Hồ Ngọc Hương (Xí nghiệp Chế biến Hải sản Thực phẩm xuất khẩu-Công ty Cholimex), chỉ với công trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm ớt từ nguyên liệu ớt khô đã giúp làm lợi cho xí nghiệp 600 triệu đồng mỗi năm...

Có mặt tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, khẳng định: “Những công nhân, kỹ sư ưu tú được tôn vinh hôm nay không chỉ miệt mài phấn đấu để hoàn thành nhiều công trình lao động sáng tạo mà còn nỗ lực đóng góp vào việc đào tạo những người thợ giỏi, bàn tay vàng trong lao động sản xuất. Những công sức thầm lặng ấy góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP”.

10 cá nhân đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng 2005

1. Hồ Ngọc Hương (Công ty Cholimex); 2. Đinh Tuấn Kiệt (Công ty Vĩ Châu); 3. Nguyễn Trần Duy Linh (Bưu điện TPHCM); 4. Nguyễn Hữu Lộc (Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn); 5. Cao Anh Minh (Đài Truyền hình TPHCM); 6. Nguyễn Văn Phúc (Tổng Công ty Samco); 7. Trần Quốc Sỹ (Xí nghiệp Liên hợp Ba Son); 8. Nguyễn Xuân Thuận (Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn); 9. Lê Đình Tuấn (Công ty Truyền tải Điện 4); 10. Nguyễn Văn Tư (Công ty Cổ phần Dược phẩm 2-9).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo