xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị giữ quy định người lao động được nghỉ bù dịp Tết âm lịch

Văn Duẩn

(NLĐO)- Cơ quan thẩm tra Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề nghị Chính phủ giữ quy định như hiện hành là người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Sáng 29-5, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). 

Ngay sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Trong đó, 6 vấn đề lớn mà Chính phủ xin ý kiến Quốc hội đã được cơ quan thẩm tra nêu rõ quan điểm.

Đề nghị giữ quy định người lao động được nghỉ bù dịp Tết âm lịch - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh đề nghị Chính phủ phải lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ

Về mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa (Điều 108), bà Nguyễn Thúy Anh cho biết có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị không tăng giờ làm thêm vì không phù hợp với xu hướng tiến bộ "tăng lương, giảm giờ làm" và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, có thể dẫn đến các hệ lụy xã hội và bất lợi cho người lao động trong bối cảnh các chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đang chững lại, hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) có xu hướng tăng.

Loại ý kiến thứ 2, tán thành với đề xuất của Chính phủ mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm.

Cơ quan thẩm tra cho rằng đề xuất chính sách này cần được xem xét thấu đáo, thận trọng trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm lập pháp qua các thời kỳ, xem xét toàn diện mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa trên các yếu tố tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, thất nghiệp, an toàn lao động, tác động xã hội, năng lực giám sát và xử lý vi phạm, bảo đảm việc làm bền vững và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hướng tới việc chấm dứt "nhân công giá rẻ", "lương không đủ sống" ở các ngành nghề thâm dụng lao động.

"Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ". Ngoài ra, bổ sung danh mục về những "trường hợp đặc biệt" thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm; đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả"- bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Đề nghị không thay đổi giờ làm việc trên cả nước

Về bổ sung 1 ngày nghỉ lễ vào Ngày Thương binh, liệt sĩ, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và đánh giá tác động đầy đủ về vấn đề này.

Về thời gian nghỉ Tết âm lịch (Điều 113) và thời gian làm việc của cơ quan hành chính (Khoản 4 Điều 106), Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội thấy rằng các vấn đề này đang được thực hiện ổn định, không phát sinh vướng mắc trên thực tiễn, do đó, đề nghị kế thừa quy định hiện hành. Trong đó, nội dung mới của dự Luật có quy định về thời gian nghỉ Tết âm lịch. Theo đó, Chính phủ đề xuất Tết âm lịch nghỉ 5 ngày, trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch thì Quốc hội lựa chọn 1 trong 2 phương án: một là, không nghỉ bù (chỉ nghỉ 5 ngày); hai là, giữ như hiện hành, người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp (có thể nghỉ đến 7 ngày).

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh, qua thảo luận cơ quan thẩm tra này thấy quy định về nghỉ Tết âm lịch đang được thực hiện ổn định, không phát sinh vướng mắc trên thực tiễn, nên đề nghị kế thừa quy định nghỉ bù hiện hành.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo