xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự hào là công nhân cảng

Bài và ảnh: THANH NGA

Không chỉ gắn liền với những biến đổi của lịch sử Sài Gòn - TP HCM, cảng Sài Gòn còn là cái nôi phong trào thi đua của hàng ngàn công nhân lao động

Được làm việc, được cống hiến tại cảng Sài Gòn - bến cảng lịch sử, nơi đã lưu dấu chân của Bác Hồ khi Người ra đi tìm đường cứu nước - luôn là niềm tự hào của bao thế hệ lãnh đạo và công nhân (CN) cảng. Niềm tự hào đó đã nuôi dưỡng tinh thần hăng say lao động, sáng tạo của hàng ngàn người lao động (NLĐ) gắn bó qua các giai đoạn phát triển của cảng.

Thành quả của lao động, sáng tạo

Trong quá trình hơn 150 năm hình thành và phát triển, cảng Sài Gòn luôn gắn liền với những biến đổi và thăng trầm của lịch sử Sài Gòn - TP HCM. Đây là cửa ngõ giao thương quan trọng nên từ những ngày đầu tiếp quản năm 1975, ban lãnh đạo và tập thể CN đã nhanh chóng bắt tay khôi phục lại hoạt động của bến cảng. Năm 1989, khi được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cảng Sài Gòn đã mạnh dạn thay đổi. Bằng tinh thần tự lực, tự cường, chắt chiu từ nguồn vốn tích lũy và vốn vay, cảng từng bước vượt qua khó khăn và phát triển. Năm 1996, cảng Sài Gòn vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2015, cảng chính thức chuyển thành Công ty CP cảng Sài Gòn.

Người lao động làm việc với niềm tự hào về truyền thống của cảng Sài Gòn
Người lao động làm việc với niềm tự hào về truyền thống của cảng Sài Gòn

Tham quan các đơn vị tại cảng, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy là hiện nay, mọi hoạt động đều được cơ giới hóa theo hướng công nghiệp hiện đại. Có thể nói cảng Sài Gòn đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, trở thành cảng lớn nhất nước về nhiều lĩnh vực, có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Ông Võ Hoàng Giang - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc công ty - tự hào khi nói rằng những gì mà cảng đạt được ngày hôm nay là thành quả của sự hăng say lao động, sáng tạo của hàng ngàn CN. Ông Giang nói: “Chính sự nỗ lực, không sợ gian lao, mệt nhọc của tập thể lao động đã làm nên sức vóc của cảng. Điều khiến tôi vô cùng hãnh diện là trong bất cứ giai đoạn nào, dù khó khăn hay thuận lợi thì tinh thần lao động, sáng tạo của CN cũng không bị bào mòn; càng khó khăn, CN càng sáng tạo”.

Minh chứng cho những gì ông Giang nói là việc công ty có Hội đồng Sáng kiến. Hằng năm, hội đồng tập hợp, đánh giá và khen thưởng các cá nhân và tập thể có sáng kiến. Gần đây nhất, năm 2015, công ty có 16 sáng kiến được công nhận, làm lợi 10 tỉ đồng. Trong đó phải kể đến giải pháp thiết kế mới hệ thống giám sát cảnh báo và báo tải an toàn cho cần cẩu Sennebogen của nhóm tác giả Đào Quyết Tiến - Đào Văn Tuấn - Huỳnh Kim Tây - Hồ Phước Bình (cảng Tân Thuận 2). Cẩu Sennebogen được đưa vào hoạt động từ năm 1998, các hệ thống cảnh báo an toàn bị hư hỏng, dù có công ty chào giá sửa chữa nhưng chưa có giải pháp khả thi. Trước khó khăn đó, đội cơ giới của cảng tiến hành khảo sát, lên phương án thiết kế và viết phần mềm giám sát mới cho cần cẩu và đã thành công với chi phí chỉ bằng một nửa so với chi phí thuê ngoài.

Mái nhà chung của công nhân

Hầu hết NLĐ đã từng làm việc tại cảng Sài Gòn đều giữ một tình cảm đặc biệt với mảnh đất lịch sử này. Vì tình cảm ấy mà rất nhiều NLĐ đã gắn bó cả đời để xây dựng, cống hiến cho sự phát triển của cảng, thậm chí nhiều gia đình có đến 2-3 thế hệ gắn bó với cảng. Vào làm việc tại cảng Tân Thuận 1 (thuộc Cảng Sài Gòn) từ năm 1979, đến nay đã 37 năm và chỉ còn 1 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu, ông Nguyễn Trọng Thành (cụm trưởng kho hàng) gần như cống hiến trọn cuộc đời mình cho cảng. 37 năm qua, ông Thành luôn nỗ lực làm việc, có nhiều sáng kiến chống lại triều cường, bảo vệ hàng hóa của khách hàng. Ông kể: “Ngày mới vào làm việc, lương của tôi chỉ 38 đồng, công việc vất vả, nhiều khi phải thức thâu đêm. Có giai đoạn khó khăn quá, tôi còn phải đi làm ngoài nhưng tôi chưa từng có ý định rời cảng. Cả đời làm việc ở đây, tôi đã thực sự coi nơi này là nhà của mình”.

Là thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với cảng, ngay từ những ngày còn nhỏ, chị Trần Thị Thanh Trúc đã đặc biệt yêu thích môi trường làm việc của cha mình. Lớn lên, có cơ hội làm việc tại cảng, chị đã phấn đấu hết mình để được trụ lại. “Cha tôi và ông nội tôi đều đã dành cả đời làm việc ở đây, vì vậy, những ngày đầu vào làm việc, tôi thực sự cảm thấy rất tự hào nhưng cũng vô cùng áp lực. Từ một CN làm ca, đến nay tôi đang công tác tại Phòng Tiền lương Tiền công. Trải qua 8 năm làm việc với nhiều vị trí khác nhau, tôi rất thích môi trường làm việc nơi này và quyết định gắn bó như cha và ông của mình”.

Gắn bó và ra sức làm việc, điều mà hơn 2.400 CN nhận được là sự quan tâm chu đáo của ban lãnh đạo và Công đoàn công ty. Ngoài mức thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng, NLĐ còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ như tham quan, du lịch; thưởng các ngày lễ, Tết…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo