xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ xưởng sửa chữa đến ngành công nghiệp ô tô

Bài và ảnh: Trần Nam Dương

SAMCO đã chế tạo được các loại xe chuyên dụng như xe chữa cháy, xe sửa điện lưu động, xe ép rác bằng thủy lực... thay thế cho xe nhập ngoại

Nhắc đến SAMCO, người dân TPHCM biết đến đây là một thương hiệu sản phẩm cơ khí ô tô. Và hơn thế, giờ đây SAMCO đã phát triển trở thành Tổng Công ty Cơ khí – Giao thông Vận tải Sài Gòn hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên nhiều lĩnh vực. Để gây dựng được thương hiệu uy tín như hôm nay là cả quá trình phấn đấu bền bỉ suốt 30 năm qua của tập thể lao động mà nơi bắt đầu là một công xưởng.

Những câu chuyện quá khứ

Tên gọi “Công xưởng TP” có từ tháng 12-1975 sau khi được đổi tên từ “Công xưởng Đô Thành”. Chị Trần Thị Kim Anh, nguyên là nhân viên kho (hiện là nhân viên kế toán), nhớ lại: “Thiết bị lúc đó rất lạc hậu, chỉ vỏn vẹn có 6 máy cắt gọt, còn lại là mặt bằng trống, hệ thống nhà kho có từ thời Pháp. Tổng số lao động 134 người, trong đó có 50 lái xe, còn lại chủ yếu là thợ có tay nghề trung bình”. Tài sản thì vậy, hoạt động cũng èo uột, công việc chính là thay phụ tùng nên khi hết vật tư thì công nhân cũng hết việc. Có khi không có việc làm đơn vị còn được giao đi làm lều bạt, chuồng... voi, hổ cho đoàn xiếc. Những năm 1978–1980, sản phẩm mang tính chế tạo duy nhất của công ty cũng chỉ là piston, chemise. Anh Nguyễn Bình Khiêm, một công nhân đã có mặt ở đây suốt 30 năm qua, nói vui: “Gọi là chế tạo cho oai chứ thực chất là hàn đắp lên các piston đã bị mòn rồi mài, giũa lại để sử dụng tiếp”.

Từng bước phát triển, “Công xưởng TP” mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đại tu tổng thành, đóng mới thùng xe, kinh doanh phụ tùng ô tô, liên doanh bán xe nhưng phải đến tháng 12–1992, với việc “nâng cấp” thành Công ty Cơ khí Ô tô Sài Gòn tên tuổi mới gắn với sản phẩm SAMCO.

Đội ngũ trưởng thành

Ở TPHCM và một số tỉnh, thành khu vực phía Nam hiện có hai chủng loại ô tô được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm sử dụng đó là xe buýt và xe ép rác bằng hệ thống thủy lực mang thương hiệu SAMCO. Không những thế, các loại xe chuyên dụng như xe chữa cháy, xe sửa điện lưu động, xe rửa đường trước kia phải nhập ngoại thì nay đã được đội ngũ CNLĐ chế tạo tại những phân xưởng của đơn vị. Chỉ riêng loại xe ép rác bằng thủy lực do công ty chế tạo đã thay thế cho xe ngoại nhập, tiết kiệm cho ngân sách hàng chục tỉ đồng/năm.

“Quả ngọt” này không ngẫu nhiên kết trái mà là kết quả của sự đầu tư có chiều sâu từ nhiều năm qua. Ông Tô Ngọc Sử, Chủ tịch Công đoàn SAMCO, cho biết: Hằng năm công ty đều chi hơn 1 tỉ đồng tổ chức khoảng 80 khóa đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho hơn 1.000 lượt CNLĐ. Tất cả người lao động trong diện bắt buộc đều phải đi học vì vậy đến nay hầu hết CNLĐ đều đã tốt nghiệp THPT. Đội ngũ công nhân kỹ thuật hầu hết đã có bằng đại học, cao đẳng thay thế dần cho những người thợ chỉ có kinh nghiệm lâu năm.

Cùng với thương hiệu được khẳng định, nhiều công nhân kỹ thuật của đơn vị đã đạt giải cao trong các cuộc thi tay nghề trong nước và khu vực như: Phạm Văn Sơn, giải nhất Kỹ thuật viên Toyota Việt Nam; Nguyễn Văn Phúc, giải nhất Kỹ thuật viên Toyota châu Á, Dương Quang Hiệu giải nhất Cố vấn dịch vụ Toyota Việt Nam. Chưa hết, công nhân kỹ thuật Phạm Văn Sơn, kỹ sư Trương Văn Tấn còn được trao tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng - một giải thưởng của TPHCM dành cho những người có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Công ty còn đạt các giải thưởng Sao vàng đất Việt, Doanh nghiệp trẻ.

Mở ra triển vọng ngành công nghiệp ô tô

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của SAMCO đã mở ra triển vọng và đang dần tiếp cận với ngành công nghiệp ô tô. Điều này được chứng minh qua việc nhiều hãng xe nổi tiếng của thế giới như: Toyota, Mercedes Benz, Mitsubishi... chủ động đặt quan hệ đối tác với SAMCO. Chỉ tính riêng năm 2004, công ty đã bán 1.971 xe các loại, sửa chữa gần 62.000 lượt xe, đóng mới 340 xe chuyên dụng, sản xuất 492 xe buýt với doanh thu 1.122 tỉ đồng, nộp ngân sách 40,2 tỉ đồng. Bình quân, tốc độ tăng trưởng hằng năm của công ty từ 15% đến 20%. Sản xuất kinh doanh hiệu quả, công ty có điều kiện chăm lo cho người lao động ngày càng tốt hơn: ngoài thu nhập bình quân hơn 4,2 triệu đồng/người/tháng, người lao động còn được trợ cấp thâm niên (mức cao nhất là 25% thu nhập người/tháng), trợ cấp thợ giỏi 350.000 đồng/người/tháng.

Kể từ giữa năm 2004 SAMCO lại có bước phát triển mới khi được UBND TPHCM quyết định chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con (với 34 đơn vị thành viên, gần 8.000 lao động, tổng vốn khoảng 800 tỉ đồng), trong đó Công ty Cơ khí Ô tô Sài Gòn giữ vai trò công ty mẹ. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc SAMCO, khẳng định: “Trong hành trang bước vào giai đoạn mới, đơn vị có “tài sản” vô cùng quý giá, đó là một đội ngũ lao động lành nghề. Thành công trong quá khứ là tiền đề vững chắc để chúng tôi yên tâm bước vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo