xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yteco và những quy định kỳ quặc

Bài và ảnh: Nam Dương

Buộc người lao động thế chấp bản chính bằng cấp; Nghỉ việc khi chưa làm đủ 3 năm phải bồi thường phí tuyển dụng 50 USD, 50% thu nhập trong thời gian thử việc, 30% tổng thu nhập của 6 tháng đầu tiên...

Ngày 6-10, một số nhân viên và người lao động (NLĐ) nguyên là nhân viên Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế (Yteco) đã gởi đơn đến Báo Người Lao Động và các cơ quan chức năng TPHCM đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi. Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, Yteco đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động, làm thiệt hại quyền lợi NLĐ.

img
Nhân viên Yteco trình bày sự việc tại Báo Người Lao Động


Đã nghỉ việc vẫn bị xử lý kỷ luật


Bà Hà Thị Thanh Xuân ký HĐLĐ với Yteco thời hạn một năm từ 1-7-2008 đến 30-6-2009 công việc kế toán thu hồi công nợ. Ngày 12-6-2009, trước khi hết hạn HĐLĐ 18 ngày, bà Xuân có gửi thông báo đến Yteco không tiếp tục làm việc khi HĐLĐ hết hạn. Theo yêu cầu của Yteco, bà Xuân ở lại bàn giao công việc. Ngày 3-8, bà Xuân đã bàn giao xong công việc, có xác nhận của người nhận bàn giao và trưởng phòng tài chính - kế toán nên ngày 7-8, bà Xuân chính thức nghỉ việc tại Yteco. Thế nhưng chẳng hiểu vì sao ngày 11-8, nghĩa là sau khi HĐLĐ đã kết thúc hơn 40 ngày và bà Xuân đã nghỉ việc 4 ngày, ông Lê Thiện Phước, Giám đốc Yteco, lại ra quyết định: “Cảnh cáo nhân sự” bà Xuân với lý do: “Đã tự ý nghỉ phép vào ngày 5-8 mà không có chữ ký chấp thuận của giám đốc hoặc trưởng phòng hành chính nhân sự”. Yteco còn “găm” 20% tiền lương tháng 6 và những ngày làm việc trong tháng 7, tháng 8 của bà Xuân.


Không riêng bà Xuân, ông Lê Khánh Trường, nhân viên kỹ thuật vi tính, cũng bị “găm giữ” toàn bộ tiền lương tháng 9. Ông Trường phải giao kết HĐLĐ với Yteco 3 lần xác định thời hạn: Lần đầu 6 tháng, lần sau một năm và cuối cùng là 3 năm từ tháng 9-2009 đến tháng 5-2012. Ngày 16-9-2009, ông Trường xin nghỉ việc và đã bàn giao xong công việc nhưng vẫn tiếp tục đi làm trong thời gian chờ chấp thuận. Thế nhưng, Yteco đã vội “cúp” lương tháng 9 của ông Trường. Trong vụ việc này, Yteco đã có hai sai phạm: Ký HĐLĐ có thời hạn 3 lần với NLĐ và không trả lương cho NLĐ.


Tự đặt những cam kết... lạ lùng!


Lý do mà Yteco không trả lương cho ông Trường là do bà Trịnh Thị Mỹ Liên, Trưởng Phòng Hành chính - nhân sự Yteco, yêu cầu ông Trường phải bồi thường cho công ty hơn 4,5 triệu đồng cho những khoản cam kết khi mới vào làm việc. Đáng nói là Yteco đã tự ý đặt ra và ép buộc NLĐ phải cam kết nhiều nội dung trái luật. Đó là: Phải làm việc liên tục tối thiểu 3 năm, phải thế chấp bản chính bằng cấp. Nhiều NLĐ chỉ được ký HĐLĐ thời hạn 6 tháng hoặc một năm cũng phải cam kết làm việc cho công ty 3 năm. Trường hợp NLĐ xin thôi việc vì bất cứ lý do gì mà không làm việc cho Yteco đủ 3 năm, phải bồi thường phí tuyển dụng nhân sự thay thế 50 USD; 50% thu nhập trong thời gian thử việc (phí thử việc); 30% tổng thu nhập 6 tháng đầu tiên làm việc tại Yteco (phí đào tạo tại chỗ). Cũng theo cam kết này, NLĐ chỉ được nhận lại bản chính bằng cấp của mình khi đã làm việc ổn định tại Yteco liên tục 3 năm hoặc sau thời gian đó Yteco không còn nhu cầu nhận NLĐ tiếp tục làm việc!


Nhiều NLĐ tại Yteco khẳng định khi mới vào làm việc họ đều phải ký bản cam kết trên và nộp lại cho phòng nhân sự. Bà Đinh Thị Vân, nguyên là nhân viên phòng tài chính – kế toán Yteco, cho biết do cần việc và thiếu hiểu biết về pháp luật nên bà đã ký cam kết trên. Mặc dù đến nay bà Vân đã không còn làm việc tại Yteco nhưng vẫn bị công ty này “giam” bản chính bằng tốt nghiệp đại học khiến bà hết sức khó khăn khi đi xin việc.


Giải thích về lý do tự đặt ra các quy định “trời ơi” trên, bà Trịnh Thị Mỹ Liên cho rằng vào thời điểm khó khăn, ông Lê Thiện Phước đã yêu cầu bộ phận nhân sự phải có các quy định để ràng buộc NLĐ khi tuyển dụng. Sau khi đã lấy ý kiến của tập thể, Yteco đã ban hành quy trình tuyển dụng với những quy định ngặt nghèo nhằm “cột chặt” NLĐ với công ty. Làm việc với chúng tôi, bà Liên thừa nhận cam kết trên là trái pháp luật và sẽ kiến nghị bãi bỏ.

Luật sư Nguyễn Văn Đạt, Trưởng Văn phòng Luật VietLaw:

Sai phạm nghiêm trọng


Yteco tự ý đặt ra những cam kết trên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động, pháp lệnh về ngoại hối. Việc giữ văn bằng bản chính của NLĐ còn vi phạm quyền sở hữu của NLĐ. Công ty viện lý do khó khăn để đưa ra những quy định trái luật thì càng không thể chấp nhận. Yteco nên hủy bỏ ngay các quy định này và tuân thủ pháp luật khi tuyển dụng, sử dụng lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo