xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Số hóa để phục vụ dân tốt hơn

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Một số địa phương đã chủ động sử dụng mạng xã hội để giải quyết công việc, giấy tờ nội bộ, hỗ trợ mô hình một cửa điện tử ở các cấp xã, huyện, tỉnh

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chính quyền điện tử, một bộ phận cấu thành của thành phố thông minh, phải là một nền hành chính 4.0. Theo đó, hoạt động quản lý nhà nước và dịch vụ công hiện vượt qua việc kết nối và làm việc trên nền internet (trang web) tiến tới khai khác các ưu thế của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), mang tính tương tác cao, thông minh hơn từ phía nhà nước (quản lý và cung cấp dịch vụ công) và người dân (sử dụng các dịch vụ công).

Vận hành qua mạng xã hội

Để có thể triển khai hành chính công 4.0, nhà nước phải ứng dụng nền tảng AI cho các hoạt động kỹ thuật số của mình. Nền tảng AI này không chỉ có cơ sở hạ tầng, thiết bị (phần cứng), thuật toán (phần mềm) chuyên dụng thích ứng mà cơ sở dữ liệu được nâng cấp lên mức dữ liệu lớn (Big Data). Khi đó, AI càng phát huy tác dụng tối đa trên cơ sở dữ liệu càng lớn, càng dồi dào, đa dạng.

Vận hành hành chính công 4.0 không chỉ nằm trên màn hình máy tính mà phải chạy trên các thiết bị di động thông minh bằng các ứng dụng (gọi là app). Trong thời gian gần đây, nền tảng ứng dụng di động trên các mạng xã hội đang được sử dụng để triển khai cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử từ cơ bản tới 4.0. Với mô hình hành chính trên nền tảng này, người dân có thể ngồi tại nhà, tra cứu tình trạng hồ sơ bằng cách nhập mã biên nhận hay quét mã QR. Cụ thể hơn, người dân có thể tiếp nhận thông tin thực tế là cán bộ thuộc phòng, ban nào đang xử lý hồ sơ của mình, thời hạn dự kiến giải quyết. Người dân cũng nhận được tin nhắn thông báo nếu cần bổ sung hồ sơ hay đến nhận kết quả khi được giải quyết sớm hơn dự kiến...

Số hóa để phục vụ dân tốt hơn - Ảnh 1.

Sở Công Thương TP Đà Nẵng triển khai thanh toán phí hành chính công qua ví MoMo Ảnh: Huyên Phương

Ông Đoàn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp, cho biết: "Gần như trong từng cơ quan, đơn vị, các cán bộ công chức tỉnh Đồng Tháp đã chủ động sử dụng mạng xã hội Zalo để giải quyết công việc, giấy tờ nội bộ, hỗ trợ cho mô hình một cửa điện tử ở các cấp xã, huyện, tỉnh. Qua đó, các cán bộ ở sở có thể hỗ trợ kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ". Ngày 12-3 vừa qua, tỉnh Cà Mau đã ký kết triển khai dự án chính quyền 4.0 trên nền tảng Zalo, người dân có thể nộp hồ sơ trực tiếp trên Zalo bằng cách gửi ảnh chụp hồ sơ. Đến ngày hẹn, người dân chỉ cần cầm giấy tờ gốc đến trung tâm hành chính tỉnh để đối chiếu và nhận kết quả. Tính đến tháng 3, cả nước đã có 34 tỉnh, thành ứng dụng Zalo vào mô hình cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa giấy tờ thủ tục, đem lại sự tiện lợi trong phục vụ người dân.

4.0 chẳng phải xa vời

Bức tranh toàn cảnh về một nền hành chính công 4.0 ở Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện và rõ nét hơn khi ngày càng có thêm nhiều ngành, cơ quan chức năng cùng triển khai nền tảng 4.0. Chẳng hạn, người dân làm các dịch vụ công trực tuyến giờ đây cũng có thể thanh toán trực tuyến các chi phí dịch vụ công. Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 4 đã ban hành Văn bản số 2198/NHNN-TT về việc đẩy mạnh thanh toán điện tử trong lĩnh vực dịch vụ công, áp dụng cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đi đầu là TP Đà Nẵng, từ đầu tháng 4, người dân TP này có thể thanh toán điện tử cho các dịch vụ hành chính công qua loại hình ví điện tử.

Thoạt nghe nói tới hành chính công 4.0, chính quyền 4.0, người ta dễ nghĩ tới những chuyện xa vời, vĩ mô. Nhưng thực tế, muốn khai thác các ưu thế của công nghệ thời 4.0 để đạt hiệu quả hơn cho công việc quản lý nhà nước, đồng thời với việc phục vụ người dân tốt hơn, người ta chỉ cần cụ thể hóa những công việc mà bộ máy hành chính cần phải làm với mục tiêu cuối cùng là nhà nước làm tròn chức trách và người dân hài lòng.

Có thể nói ở thời điểm này, nói tới cải cách hành chính và chính quyền điện tử là nói về hành chính công 4.0 của chính quyền 4.0. Cách nghĩ, cách làm về chính quyền điện tử cách đây vài ba năm giờ đã trở thành lạc hậu. 

Hóc Môn (TP HCM): Nộp hồ sơ trực tuyến

Tại TP HCM, ngày 12-4, UBND huyện Hóc Môn đã tổ chức lễ công bố và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện, bao gồm nhóm ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhóm ứng dụng phục vụ chuyên viên và nhóm ứng dụng phục vụ lãnh đạo. Triển khai sau nhiều quận - huyện, ban - ngành, Hóc Môn có nhiều kinh nghiệm hơn, tích hợp vào ứng dụng nhiều tính năng mới như nộp hồ sơ, lấy số thứ tự giao dịch trực tuyến...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo