xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã làm rõ hóa chất trong đường thốt nốt Bảy Núi

Theo HẠNH CHÂU (An Giang Online)

Thời gian qua, có dư luận cho rằng đường thốt nốt-đặc sản của vùng Bảy Núi được các hộ khai thác nước để chế biến đường thô có xử lý chất bột trắng “bột thay sến" không rõ nguồn gốc. Các ngành chức năng của tỉnh đã khẩn trương vào cuộc xác minh, lấy mẫu đường và hóa chất gởi kiểm nghiệm.

 Kết quả, hóa chất có trong sản phẩm đường thốt nốt của An Giang là chất Natri Hydrosulfit, với nồng độ 90%, dưới mức cho phép của Bộ Y tế.
img
Sản xuất đường thốt nốt.

Trước đây, các hộ khai thác nước thốt nốt, thường sử dụng bột từ rễ cây sến mua từ Campuchia, nhằm làm chậm sự lên men, không bị chua của nước thốt nốt trong quá trình khai thác và không bị lợi đường kéo mạch nha khi chế biến đường thô. Nhiều năm gần đây, rễ cây sến không còn đủ để sử dụng, các hộ được thương lái thu mua đường chỉ dẫn dùng một loại bột để thay thế, do không ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị của đường thô.
 
Chị Lê Thị Mai, ở ấp Phú Nhứt, xã An Phú (Tịnh Biên) đang sở hữu 30 cây thốt nốt, khai thác hơn 20 năm thừa nhận: Mỗi ngày khai thác khoảng 30 kg đường, hơn 1 năm nay có sử dụng bột thay sến khi khai thác nước nấu thành đường thô (giúp đường không bị chua) trước khi bán cho thương lái chế biến thành sản phẩm đường thốt nốt phục vụ cho thị trường. Chị mua loại bột này ở chợ Tịnh Biên với giá 20.000 đồng/kg, do không biết tên và nguồn gốc nên người dân ở đây tạm gọi là "bột thay sến".
 
Chị cho biết thêm: 3 lít nước thốt nốt chỉ cần nửa muỗng cà phê và khi sử dụng bột này không ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị của đường thô. Không riêng gì chị, rất nhiều hộ khai thác nước thốt nốt vùng Bảy Núi đều áp dụng. Tuy nhiên, có nguồn thông tin cho rằng người dân sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, làm đường “đểu”..., gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh đường thốt nốt vùng Bảy Núi.
 
Theo Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Tịnh Biên, một vài cơ sở gặp khó trong khâu tiêu thụ, khách hàng e dè khi có thông tin trên. Tại ấp Phú Nhứt và Phú Tâm có 118 hộ sản xuất đường với trên 1.000 lao động.
 
Từ thông tin trên và qua kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh Y tế cộng đồng TP. Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Y tế) cho thấy: Hóa chất có trong sản phẩm đường thốt nốt của An Giang là chất Natri Hydrosulfit, với nồng độ 90%, dưới mức cho phép của Bộ Y tế, an toàn cho sức khỏe. Đây là hóa chất tan trong nước, có công dụng tẩy trắng, bảo quản chống oxy hóa, thay thế cho vỏ cây sến làm chậm độ chua của nước thốt nốt trong quá trình khai thác và làm trắng đường thô, không độc hại, được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ  sinh thực phẩm tỉnh Lê Minh Uy cho biết.
 
Cũng theo ông Uy, kết quả này được Viện vệ sinh Y tế cộng đồng xét nghiệm theo phương pháp KFDA Korea Food Additives code (1), sau gần 20 ngày có kết quả.
 
Tuy nhiên, ông Lê Minh Uy cũng lưu ý: Thực tế hiện nay, các hộ sử dụng hóa chất theo kinh nghiệm, có thể gây mất an toàn cho sản phẩm đường và sức khỏe cho người tiêu dùng. Vì vậy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp Chi cục Quản lý nông-lâm-thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ thống kê lại toàn bộ số hộ khai thác nước và cơ sở sản xuất, chế biến đường thốt nốt vùng Bảy Núi. Qua đó, có kế hoạch hướng dẫn cách khai thác, sử dụng chất phụ gia an toàn, đúng liều, đúng lượng, đúng quy trình. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ hạn sử dụng, các thông số trên nhãn mác. Đặc biệt, người tiêu dùng nên lựa chọn và chỉ sử dụng đường thốt nốt có màu vàng sậm, mềm, dẻo, có mùi thơm, béo của thốt nốt.
 
Theo ông Đoàn Văn Phóng, chủ cơ sở sản xuất đường Lan Nhi: “Hàng năm, Sở Công thương tổ chức quảng bá sản phẩm, xây dựng mô hình làng nghề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cách lấy đường, nấu đường đạt chất lượng tốt, được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh..., nhờ đó cơ sở sản xuất theo quy trình, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Sản phẩm tiêu thụ khắp các tỉnh đồng bằng, ra tận Hà Nội và xuất khẩu nước ngoài, năng suất bình quân của cơ sở là 800 kg/ngày.
 
Để bảo đảm chất lượng sản phẩm đường thốt nốt, chúng tôi kiến nghị ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn người sản xuất biết cách làm, cách nấu đường để giữ được thương hiệu đặc sản làng nghề và của vùng Bảy Núi”.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo