xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành hương về đất Mẫu

Theo Gia Linh (báo Tuyên Quang Online)

Trong “Tam tòa thánh Mẫu” có một vị ở Tuyên Quang. Ấy là Mẫu Thoải - Bà mẹ cai quản vùng sông nước theo quan niệm của dân gian. Đối với những người theo Đạo Mẫu, đầu xuân, họ hành hương về đất Mẫu, nơi có các đền thờ chính của các vị Thánh Mẫu.

Truyền thuyết về Mẫu Thoải (hay Mẫu Thủy) gắn liền với truyền thuyết về hai di tích Đền Thượng và Đền Hạ ở Thành Tuyên. Người xưa kể rằng, đời trước có hai công chúa là Ngọc Lân (tức Mai Hoa công chúa) và Phương Dung công chúa (tức Quỳnh Hoa công chúa) theo xa giá đi xem xét địa phương đỗ thuyền ở bờ sông. Đến đêm nổi cơn mưa gió, hai công chúa vụt bay lên trời, người ta cho là linh dị, lập đền để thờ. Nơi con thuyền đỗ bên bờ sông xưa là Đền Thượng, nay thuộc xóm 14, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang). Theo quan niệm của dân gian, hai vị công chúa chính là hiện thân của con gái Long Vương. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu về văn hóa, sở dĩ Đền Thượng thờ Ngọc Lân công chúa và Đền Hạ thờ Phương Dung công chúa được tôn là Mẫu Thoải vì có sắc phong của nhà nước phong kiến xưa. Người dân xứ Bắc theo đó mà thờ phụng.

 

Lễ hội Đền Hạ (TP Tuyên Quang). Ảnh: Huy Hoàng  

Lễ hội Đền Hạ (TP Tuyên Quang). Ảnh: Huy Hoàng  

Đối với những người theo Đạo Mẫu, đầu xuân, họ hành hương đến các đền thờ chính của các vị Thánh Mẫu. Họ sẽ đến những đền, phủ chính thờ Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Nơi thờ chính Mẫu Liễu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội) và Phủ Giầy (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Mẫu Thượng Ngàn được thờ chính ở Đền Cô, xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và Mẫu Thoải ở Tuyên Quang. Quan niệm dân gian cho rằng, Mẫu Thượng Thiên cai quản chung, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi và Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước. Dân gian cũng cho rằng, sông nước gắn liền với sự sinh sôi, nảy nở. Nếu muốn cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, tài lộc đầy nhà thì họ thường cầu lên Mẫu Thoải. Ấy thế là hàng năm, người ta nô nức hành hương về Thành Tuyên.

Ông Bùi Văn Tuấn, Tổ trưởng Tổ Quản lý Đền Thượng, xã Tràng Đà cho biết, thời gian vừa qua, có rất đông khách du lịch hành hương đến Đền Thượng. Ngày cao điểm, đền đón hơn 4.000 lượt khách. Tổ Quản lý đền phải căng ra để sắp xếp cho khách thuận vào tế lễ. Cũng theo ông Tuấn, đền đã phải “đặt lịch” với những đoàn khách thường niên lâu năm ở Hà Nội như đoàn ở Lưu Phái (Hà Nội) thường đi 400 người đến vào rằm tháng 2 hàng năm; đoàn ở phố Hàng Quạt (Hà Nội) đến vào ngày 28 tháng Giêng… Đền Thượng đã trở thành điểm đến không thể thiếu của nhiều đoàn khách hành hương ở các địa phương trong cả nước.

Ngày lễ lớn của đền là ngày 12-2 âm lịch hàng năm, rước Mẫu từ đền Thượng về Đền Hạ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Năm nay, lễ rước Mẫu nằm trong Chương trình Du Xuân trảy hội Thành Tuyên do UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức. Lễ hội Đền Thượng, Đền Hạ và Đền Ỷ La nằm trong chuỗi các hoạt động lớn của chương trình. Năm nay, Ban Tổ chức sẽ phục dựng lại không khí rước Mẫu cổ xưa. Ấy là rước Mẫu qua đường sông. Xưa, đường xá khó khăn, người dân Thành Tuyên rước Mẫu từ Đền Thượng đến Đền Hạ phải qua sông Lô, sang bãi Quánh (phường Tân Hà) rồi theo đường bộ đến Tam Kỳ (đền Hạ). Mọi công việc đang được chuẩn bị gấp rút để đảm bảo ngày lễ chính tới đây Lễ hội rước Mẫu được diễn ra an toàn, đậm đà sắc màu văn hóa phục vụ nhân dân và du khách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo