xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật bất thành văn trong thế giới trầm hương

Theo Ngọc Trìu (Pháp Luật Viêt Nam)

Phu trầm vào rừng thiêng nước độc để tìm kiếm trầm hương, còn lái buôn "ngồi mát" đợi "hàng" về là có tiền tỉ

Chỉ vì cái giá "quá hời" nên những lái buôn thường chấp nhận chi tiền trước cho những người phu trầm mua dụng cụ rồi lặn lội vào rừng thiêng nước độc để tìm kiếm trầm hương, còn mình chỉ cần "ngồi mát" đợi "hàng" về là có tiền tỉ mà chẳng phải mất mát gì.

Phần nhiều những người phu trầm xuất thân từ nông dân nghèo khổ, nên buộc phải cầm lấy số tiền ban đầu từ những tay lái buôn để lên đường tìm giấc mộng đổi đời, nhưng họ đâu ngờ rằng mình được 1, thì cánh lái buôn được 10...

Ứng tiền, chờ "hàng"

Trong số những người đi làm trầm ở thôn Phú Cang 2, hầu hết đều có xuất thân từ những người làm ruộng đồng và làm rẫy. Chỉ vì thấy những người trước may mắn trúng được trầm kì rồi nhanh chóng giàu có nên họ cũng từ bỏ nương rẫy để vào rừng nuôi giấc mộng đổi đời.

Mặc dù muốn nhanh chóng lên đường, nhưng ngặt nỗi lại không có tiền để mua dụng cụ hành nghề cũng như lo chi phí cho những chuyến đi dài ngày. Biết được điểm nhu cầu này, các thương lái trầm kì đã mạnh tay chi tiền cho những phu trầm cần “vốn” ban đầu vào rừng đối mặt với hiểm nguy để tìm kiếm trầm kì về bán cho họ với giá hời.

Sau khi mang ly cà phê cho khách ở phía sau vườn, ông Nguyễn Trọng Sơn (SN 1958) tiếp tục chia sẻ với chúng tôi về những thăng trầm trong cuộc đời phu trầm của mình. Theo đó, khoảng 20 tuổi ông đã bắt đầu nghe những người trong thôn kể về nghề phu trầm trúng nhiều tiền lắm, rồi sau đó cũng thấy đam mê với mộng đổi đời từ việc đi tìm “giọt máu rừng”.

Trớ trêu thay, trong tay không có một chút hiểu biết gì, thêm việc gia đình nghèo khó nên cha mẹ cũng không có đủ tiền cho ông lên đường đi kiếm trầm. Lúc này trong thôn bỗng dưng có người đàn ông tên T tới tận nhà ngỏ lời “thương lượng” rồi sau đó đồng ý chi 1 triệu đồng để ông có tiền làm vốn lên đường tìm kiếm trầm.

Luật bất thành văn trong thế giới trầm hương - Ảnh 1.

Ông Sơn kể chuyện với PV

Điều kiện mà T đưa ra lúc đó đối với ông cũng đơn giản là nếu tìm được trầm thì đem về bán cho anh ta. Cầm số tiền lớn trong tay (theo như ông Sơn thì 1 triệu đồng những năm đó tương đương gần vài chục triệu bây giờ-PV), lại mong muốn sớm lên đường nên ông Sơn chỉ biết cảm tạ rối rít.

Trong đoàn của ông Sơn lúc đó còn có thêm 4 người nữa, tất cả những người này cũng được T chi tiền và đưa ra điều kiện giống nhau. Nhưng sau một tháng trời tìm kiếm ở những khu rừng thuộc huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) rồi lên tận những khu vực thượng nguồn của Đắk Nông vẫn không kiếm được trầm kì. Lúc này lương thực mang theo cũng đã cạn kiệt nên cả đoàn kéo nhau về.

Trong thời gian ở nhà, ông Sơn cùng cha mẹ cứ nơm nớp lo sợ người đàn ông tên T kia quay trở lại hỏi trầm mà không có thì sẽ đòi lại số tiền 1 triệu kia. Mà lúc đó có bán cả cái nhà tranh mái lá của cha mẹ ông thì cũng không đủ để trả nợ cho ông ta. Cả gia đình cứ lo lắng, nhưng bẵng đi mấy năm không thấy T đến đòi nợ nên gia đình mới yên tâm lên nương làm rẫy.

Sau đó, công việc làm nông quá cơ cực, ông Sơn không quen với ruộng đồng nương rẫy nên trong đầu vẫn ảo vọng giấc mộng đổi đời từ những thân trầm hương trên đại ngàn. Nghĩ sao làm vậy, ông bàn cùng những người trong thôn gom góp tiền bạc lại để mua lương thực rồi lại khăn gói lên đường đi An Khê (Gia Lai).

Sau những tháng ngày lặn lội khắp các ngã rừng cao núi sau thì trời đất cũng không phụ lòng người, nhóm 6 người của ông gặp được một cây dó có mùi thơm ngào  ngạt. Cả đoàn mừng ra mặt, lúc khai thác xong thì được khoảng gần 2kg kỳ nam.

Cũng trong buổi trưa hôm đó, đoàn chia nhau băng rừng về nhà để tìm mối bán. Trong khi chưa biết giá cả như thế nào, chưa biết bán cho ai thì người đàn ông tên T “mất tích” lâu nay bất ngờ xuất hiện...

Những giao dịch và luật bất thành văn

“Người thanh niên tên T tới nhà từng người trong đoàn chúng tôi, rồi hỏi chúng tôi có còn nhớ số tiền mà hắn đã đưa cho chúng tôi mấy năm trước không? Chúng tôi gật đầu, thì T lại giở giọng như thách thức: “Mấy anh mới tìm được trầm mà sao chẳng thấy thông báo gì cho tôi cả, hay mấy anh bán cho người khác rồi”. Lúc này chúng tôi mới nói rằng là chưa bán cho ai hết, nhưng không biết giá cả thế nào nên cứ để đấy xem ai trả cao hơn thì bán”, ông Sơn kể tiếp:

Nghe chúng tôi nói chưa bán số trầm kiếm được, T cũng mừng ra mặt. Lúc này hắn mới hạ giọng xin mua với giá cao, vì ở trong thôn này không mua được giá nào cao hơn hắn đâu. Nhưng một lúc sau thì lại xuất hiện thêm một người đàn ông khác đi cùng với hai thanh niên trong thôn tiến vào nhà chúng tôi và chúng tự giới thiệu tên là K, người của Công ty Chế biến trầm Thái Bình Dương. Người này cho biết sẽ thu mua số trầm qúi của chúng tôi với giá cao nhất.

Lúc này trong nhà có đến 2 người thu mua trầm, nên anh em chúng tôi cũng mừng vì có thể cạnh tranh được giá và bán sẽ có lời nhiều hơn. Mặc dù chẳng biết Công ty Thái Bình Dương ở đâu và thu mua trầm để làm gì, nhưng khi có người đặt vấn đề mua trầm mà lại từ công ty hẳn hoi nên chúng tôi vẫn thấy tin tưởng hơn tên T kia.

Sau đó người tự giới thiệu là của Công ty Thái Bình Dương có đưa ra cho chúng tôi xem một bảng giá thu mua các loại trầm, trong đó có ghi chi chít những loại trầm mà chúng tôi chưa hề nghe qua, người này giải thích đây là những loại trầm quý hiếm chỉ có ở bên nước ngoài chứ Việt Nam chưa từng xuất hiện. Lúc này chúng tôi vẫn chưa đem “hàng” của mình ra, vì vẫn hy vọng có thêm càng nhiều người tới mua càng tốt, để cho chúng tôi còn biết định giá bán.

Nhưng sau đó không có người nào khác tới, trong khi 2 vị khách này vẫn kì kèo bán cho họ nên anh em tôi mới quyết định đem 2kg kỳ nam ra. Sau khi xem xong, người tên K đối chiếu vào bảng đồ cầm trên tay và ra giá 2,5 tỉ đồng. Người tên T trả giá cao hơn là 2,7 tỉ đồng. Chúng tôi đòi 3 tỉ thì mới bán, nhưng hai người vẫn một mực đòi hạ xuống theo như lúc ban đầu. Sau khi thấy chúng tôi bán 2kg kỳ nam cho người tên T với giá 2,7 tỉ đồng thì K hậm hực bỏ về.

“Cứ tưởng bán được giá hời chú à. Vì mình nghĩ rằng thằng T nó mua giá cao hơn cả giá của công ty thì chắc là mình bán vậy là đúng rồi. Lần đầu tiên trong tiền tỉ trong tay nên ai cũng hết sức vui mừng, thấy phấn khởi đến nỗi bỏ ăn bỏ uống mà không ngờ mình bị lừa cơ chứ. Bọn “đầu nậu” đó “ép phe” với nhau lừa anh em chúng tôi một vố rõ đau. Không ngờ rằng mình chỉ hưởng được có 1 phần, còn chúng nó thì đến 9 phần.

Sau này nhiều lần đi trầm lại với mấy anh em ở trên Tây Nguyên hỏi giá cả kỳ nam khoảng bao nhiêu thì họ nói là trung bình 3-4 tỉ đồng/kg. Lúc này chúng tôi mới “té ngửa” ra là mình bị lừa. Nghe một nhóm anh em khác cũng cho biết rằng thật ra tên T và tên K là một bọn với nhau thôi, chúng bố trí người vào trước người vào sau rồi giả vờ thách giá với nhau để những phu trầm dễ bị mắc lừa.

Phải khó khăn lắm mới tìm thấy được trầm hương, rồi cố gắng lắm mới lấy được nó về, vậy mà về tới nhà rồi vẫn bị người khác gạt mất bao mồ hôi công sức của mình”, ông Sơn chua chát kể lại…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo