xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du khách Việt bị siết ưu đãi visa

THÁI PHƯƠNG

Các nước, vùng lãnh thổ liên tục tăng cường kiểm soát đối với ưu đãi xét cấp visa cho công dân Việt Nam. Du khách cần ứng xử và hành động có trách nhiệm hơn vì uy tín quốc gia

Từ ngày 1-8-2019, theo thông báo của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại TP HCM, Đài Loan sẽ điều chỉnh "Hệ thống xét duyệt trước trên mạng cho công dân của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á nhập cảnh Đài Loan" (tức là chính sách miễn visa có điều kiện - visa tiên tiến).

Khó tránh bị vạ lây

Visa tiên tiến là visa của khách đã đến một số nước phát triển từng được xét duyệt, còn hoặc không còn hạn sử dụng. Chính sách visa tiên tiến trước đó được Đài Loan áp dụng không phân biệt nhằm tăng sức hấp dẫn của điểm đến. "Với thông báo trên, Đài Loan đã có ý định siết lại chính sách này cho dạng du lịch cá nhân, có thể xuất phát từ việc Nhật Bản, Hàn Quốc siết lại chính sách ưu đãi visa cho một số thị trường, trong đó có Việt Nam" - lãnh đạo một công ty du lịch nhận xét.

Du khách Việt bị siết ưu đãi visa - Ảnh 1.

Du khách thả đèn lồng ở Đài Loan Ảnh: LAM GIANG

Đầu tháng 7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã hủy bỏ hoặc đình chỉ có thời hạn tư cách đại diện xin cấp visa đoàn của 8 doanh nghiệp (DN) du lịch vì vi phạm nghiêm trọng quy ước đã cam kết với cơ quan này. Trong tháng 6-2019, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng thông báo tạm dừng tiếp nhận visa 5 năm đối với những trường hợp tạm trú, chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa của những du khách có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng.

Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp thị truyền thông Công ty CP Lữ hành Fiditour, cho hay khi khách đi du lịch với thái độ văn minh sẽ góp phần tạo nên xu hướng kích cầu, mở ra cơ hội ưu đãi về giá tour, vé máy bay, chính sách visa ngày càng tốt hơn ở điểm đến nước ngoài. Các thị trường nới lỏng hoặc miễn giảm visa giúp du khách thuận tiện hơn nhưng cũng gia tăng trách nhiệm, vai trò của các đơn vị lữ hành.

Bà Trương Thị Thu Giang, Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Vietravel, nhận xét khách hàng lợi dụng con đường du lịch để ở lại trái phép tại nước ngoài là không hiếm. Đơn cử trường hợp cùng lúc 152 khách bỏ trốn tại Đài Loan cuối năm 2018 đã gây ra hình ảnh không tốt về khách du lịch Việt Nam. "Chỉ một số ít khách đi không đúng mục đích đã ảnh hưởng rất lớn đến các du khách khác. Khi đó, các lãnh sự quán, đại sứ quán càng siết chặt chính sách cấp visa cũng như hạn chế cấp visa cho khách có nhu cầu đi du lịch thực thụ" - bà Giang nói.

Tuân thủ cam kết

Theo các DN, những diễn biến liên tiếp trong việc gia tăng hình thức kiểm soát đối với ưu đãi xét cấp visa cho công dân Việt Nam từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... cho thấy đã đến lúc phải ứng xử và hành động có trách nhiệm vì bản thân và danh dự quốc gia. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông TST tourist, cho rằng DN lữ hành góp phần hỗ trợ cơ quan lãnh sự các thị trường sàng lọc hồ sơ nhưng sẽ không thể kiểm soát hết nếu cá nhân cố tình né tránh, lợi dụng những chính sách ưu đãi.

"Công dân Nhật Bản, Brunei... đi du lịch tới nhiều điểm đến nhưng không cần visa. Vậy sao các nước lại siết chặt việc cấp visa cho công dân Việt Nam? Vì họ luôn nghi ngờ khả năng trở về của du khách sau chuyến du lịch trước lý do nhập cảnh để lao động, cư trú" - ông Mẫn chỉ rõ.

Để chấm dứt tình trạng này, cơ quan quản lý cần cải thiện từng bước số lượng vi phạm, nâng cao ý thức của công dân Việt Nam, tăng cường sàng lọc hồ sơ từ công ty lữ hành.

Theo đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, đối với các tuyến Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, công ty luôn sàng lọc hồ sơ xin visa đầu vào. Cụ thể là kiểm tra, rà soát kỹ trước khi nhận, thực hiện thủ tục visa xuất cảnh và tổ chức chương trình du lịch nước ngoài. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến du khách về quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại...

Các công ty du lịch cũng ký hợp đồng đầy đủ với khách và các đối tác cung cấp dịch vụ, có biện pháp quản lý đoàn khách chặt chẽ trong quá trình tổ chức tour. Trong trường hợp nghi ngờ, phát hiện khách có dấu hiệu nhập cảnh trái phép phải báo ngay cho cơ quan chức năng nước sở tại và Đại sứ quán Việt Nam để phối hợp giải quyết theo quy định.

"Dù vậy, cốt lõi của vấn đề vẫn là việc DN thực hiện đúng theo bộ khung quy ước cam kết đối với Đại sứ quán các nước cũng như các quy định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch" - đại diện Lữ hành Saigontourist nhìn nhận.

Theo bà Trương Thị Thu Giang, hiện vẫn chưa có quy định, giải pháp ngăn chặn du khách ở lại trái phép bằng con đường du lịch, cũng như hình phạt nếu du khách bỏ trốn. Tuy nhiên, đã có quy định về việc xử lý các DN nếu để du khách bỏ trốn theo Nghị định 45/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. 

Nhiều doanh nghiệp du lịch kiến nghị việc thay đổi chính sách, cải tiến hoặc điều chỉnh về visa ở các thị trường nên có lộ trình linh hoạt hơn bởi các công ty lữ hành lớn thường lên kế hoạch kinh doanh sớm nên việc thay đổi quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể bị ảnh hưởng.
Du khách Việt bị siết ưu đãi visa - Ảnh 3.
Du khách Việt bị siết ưu đãi visa - Ảnh 4.
Du khách Việt bị siết ưu đãi visa - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo