xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế

THÁI PHƯƠNG

Lượng khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh kết hợp du lịch tăng dần qua từng năm; doanh thu khoảng 2 tỉ USD trong năm 2018 thể hiện tiềm năng rất lớn cho phát triển loại hình du lịch y tế

Số liệu thống kê cho thấy lượng khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh kết hợp du lịch tăng dần qua các năm với doanh thu khoảng 2 tỉ USD. Riêng năm 2018, khoảng 300.000 người nước ngoài đến khám nội trú và 57.000 người được điều trị nội trú tại Việt Nam. Trong đó, số khách đến TP HCM chiếm khoảng 40%.

Lợi thế còn bỏ ngỏ

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong 6 xu hướng du lịch trên thế giới phát triển trong tương lai có du lịch y tế. Ngành du lịch TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có tiềm năng rất lớn trong phát triển sản phẩm du lịch này.

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP HCM 2019 vừa diễn ra có một gian hàng khá đặc biệt của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền TP HCM. Nhiều du khách khá bất ngờ với gian hàng này nên đã ghé vào trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp, xoa bóp bấm huyệt, chăm sóc da thư giãn…

Theo bác sĩ Lý Và Sềnh, Trưởng Khoa Khám bệnh, đây là lần đầu tiên BV có gian hàng tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP HCM 2019 nhằm giới thiệu các dịch vụ du lịch kết hợp y tế, những sản phẩm thuốc, thảo dược do BV sản xuất. Với mỗi đoàn du khách khoảng 25-30 người, có thể tới tham quan BV, trải nghiệm dịch vụ du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe sau hành trình, tìm hiểu các công đoạn chế biến thảo dược.

Ghé vào thư giãn bằng gối thảo dược tại gian hàng của BV ở hội chợ, chị Nguyễn Nhung (ngụ quận 7, TP HCM) cho biết: "Khi đi du lịch, nhất là theo tour, du khách thường có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe để hồi phục sau chặng đường khám phá. Nếu kết hợp đưa sản phẩm dịch vụ y tế vào du lịch trong lịch trình tour cho du khách thì quá hay, không chỉ khách quốc tế mà khách trong nước cũng thích".

Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế - Ảnh 1.

Các đơn vị giao lưu, tìm hiểu về hợp tác du lịch y tế. Ảnh: TẤN THẠNH

Triển vọng

Bà Phan Thị Yến Ly - Trưởng Phòng Phát triển sản phẩm khối du lịch quốc tế Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist - đánh giá xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe là xu hướng mới trên thế giới.

Thống kê của Viện Sức khỏe toàn cầu cho thấy du lịch nghỉ dưỡng sức khỏe đạt mức tăng trưởng 6,5% năm 2017, gấp 2 lần so với tốc độ tăng của toàn ngành du lịch. Dự báo nhóm ngành này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn 7,5% vào năm 2022, trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương vươn lên dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 33% trong 2 năm tới. Loại hình du lịch này phù hợp nhiều đối tượng khách như chương trình tour giải tỏa áp lực công việc, giảm gánh nặng tâm lý… hoặc hình thức du lịch chữa bệnh.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch TP HCM, để du lịch TP phát triển một cách bền vững, bên cạnh tăng cường quảng bá, xúc tiến, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực..., việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng đóng vai trò rất quan trọng. Gần đây, đã có một số sản phẩm mới, như du lịch đường thủy nội đô, du lịch sinh thái, nông nghiệp nhưng cũng cần khai thác sản phẩm gắn kết với lĩnh vực khác như y tế nhằm tạo ra sản phẩm đặc thù, kích thích sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai.

Thời gian tới, nhiều sản phẩm, mô hình kết hợp giữa du lịch và y tế sẽ ra đời thu hút du khách đến TP. Phát triển loại hình du lịch này không chỉ phù hợp xu hướng thế giới mà còn làm đa dạng sản phẩm du lịch. Mục tiêu của ngành du lịch TP là giữ chân du khách ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn nên cần có nhiều sản phẩm mới, đa dạng, hấp dẫn hơn.

Bà Phan Thị Yến Ly cho rằng ngành du lịch TP cần xác định sản phẩm du lịch y tế đặc trưng của TP HCM dựa trên khả năng cung ứng của các BV, đơn vị y tế trong nước và có lợi thế cạnh tranh cũng như sự khác biệt với các điểm đến khác. Từ đó, các cơ sở y tế cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản phẩm đặc trưng mà du lịch nha khoa và du lịch y học cổ truyền có thể xem là 2 sản phẩm du lịch y tế có tiềm năng, lợi thế để triển khai. Đồng thời, xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe chính như dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp; nhóm y tế giải phẫu và không giải phẫu; sản phẩm du lịch liên quan y tế như spa thư giãn, ẩm thực thực dưỡng với thảo dược… giúp đa dạng sản phẩm du lịch y tế và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. 

Đào tạo nguồn nhân lực y tế làm du lịch

Theo các doanh nghiệp, cần sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và các sở, ban ngành liên quan về đào tạo nguồn nhân lực y tế có kiến thức về du lịch và ngược lại. Cần sự đầu tư thỏa đáng, phối hợp chặt chẽ giữa công ty lữ hành và y tế trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Các chương trình xúc tiến du lịch và y tế phải gắn kết với nhóm sản phẩm đã được định hướng phát triển. Việc xác định nhóm khách hàng trọng tâm cho sản phẩm này cũng rất quan trọng để có thể đề ra chiến lược tiếp cận và quảng bá phù hợp cho từng nhóm du khách.

Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế - Ảnh 3.
Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế - Ảnh 4.
Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo