Doanh nghiệp
17/09/2017 08:59

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào R&D thấp hơn Lào, Campuchia

Minh chứng rõ nhất cho việc doanh nghiệp Việt thua doanh nghiệp láng giếng trong đầu tư cho R&D, công bố sản phẩm mới có thể thấy ở công nghiệp ô tô: khi ô tô Việt sau 20 năm vẫn chưa có gì thì Campuchia đã làm được xe điện nội đia từ năm 2014.

‘Không chịu chi tiền cho khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), sức sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới của doanh nghiệp Việt giờ đây còn thua cả các doanh nghiệp đến từ nước láng giềng Campuchia’, Đây là những gì đã được để cập đến trong nghiên cứu "Tăng cường sức cạnh tranh và liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ" mà Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố mới đây.

Cụ thể, theo báo cáo của WB thì mức chi trả cho hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam đang kém hơn so với Campuchia và thuộc top dưới trong khối các nước Đông Nam Á.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào R&D thấp hơn Lào, Campuchia - Ảnh 1.

Theo đó, các doanh nghiệp Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%. Đáng chú ý, doanh nghiệp ở nước bạn Lào rất quan tâm đến R&D và đã chi đến 14,5% doanh thu hàng năm cho hoạt động này.

Như vậy, tại khu vực 'Đông Dương' với chỉ Việt Nam với Lào, Campuchia, doanh nghiệp của chúng ta lại là những người ‘lười’ quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển nhất. So với Philippines và Malaysia, Việt Nam cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho R&D của các doanh nghiệp ở hai nước này lần lượt là 3,6% và 2,6%.

WB cũng chỉ ra rằng với các doanh nghiệp Việt, có khoảng 20% tuyên bố có đào tạo cho các nhân viên của họ về phát triển sản phẩm hay quy trình mới. Tỷ lệ này cao hơn Lào, Malaysia, Thái Lan, tuy nhiên lại vẫn thấp hơn Campuchia và Philippines.

"Tỷ trọng số tiền trung bình thực chi trên tổng doanh thu dành cho R&D của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam Á" – Báo cáo viết. Đáng chú ý hơn, WB chỉ ra rằng dù đã có kiến thức, có bằng sáng chế, nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn rất ít khi áp dụng những thứ mới mẻ đó vào quá trình hoạt động của mình. Từ đó, sự đổi mới không thực sự được tạo ra.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào R&D thấp hơn Lào, Campuchia - Ảnh 2.

Bphone hay các sản phẩm nội địa khác đều bị 'chỉm nghỉm' ngay tại thị trường Việt Nam

Với việc không coi trọng R&D như vậy, báo cáo chỉ ra rằng chỉ có khoảng 23% các doanh nghiệp Việt Nam đã tuyên bố đã giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc được cải thiện sản phẩm trong vòng 3 năm gần đây.

Tỷ lệ này tuy cao hơn doanh nghiệp ở một số nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia, Thái Lan nhưng lại thấp hơn doanh nghiệp ở Campuchia và Philippines (30%).

"Các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất của mình không kém gì các doanh nghiệp cùng ngành ở các nước khác trong khu vực, nhưng lại hiếm khi giới thiệu những sản phẩm mới và có chức năng hoàn toàn mới so với các sản phẩm hiện có ra thị trường" – Báo cáo viết rõ ràng về trường hợp của Việt Nam.

Xét về tổng quan, khi so sánh với các doanh nghiệp trong cùng khu vực, WB tổng kết rằng các mức độ về đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, tỷ lệ chi cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam đều ở vào mức trung bình tại Đông Nam Á.

Cùng với đó, các doanh nghiệp Campuchia đang năng động hơn doanh nghiệp Việt trong các hoạt động nói trên. Doanh nghiệp Lào dù chưa có tỷ lệ ra sản phẩm mới cao bằng doanh nghiệp Việt nhưng triển vọng tương lai là rất ‘đáng gờm’ khi mà tỷ lệ chi tiêu cho R&D là rất cao và vượt xa Việt Nam.

Ví dụ rõ ràng của việc doanh nghiệp Việt thua doanh nghiệp láng giếng trong đầu tư cho R&D, công bố sản phẩm mới có thể thấy ở ngành công nghiệp ô tô: khi ô tô Việt sau 20 năm vẫn chưa có gì thì Campuchia đã làm được xe điện nội địa từ 2003.

Ngay từ năm 2003, Campuchia đã sản xuất thành công một chiếc ô tô địa mang tên Angkor 333. Theo tài liệu còn lưu trên Wikipedia thì mẫu xe hơi chạy động cơ Model 2000 này được gọi đàng hoàng với cái tên ‘made in Cambodia’.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào R&D thấp hơn Lào, Campuchia - Ảnh 3.

Mẫu xe điện Angkor EV 2014 của Campuchia

Thậm chí, đến năm 2014, mẫu ô tô điện mới với thiết kế hoàn chỉnh hơn, sử dụng cảm biến vân tay để mở cửa và khởi động xe, điều khiển xe bằng smartphone qua Wifi và SMS của Campuchia mang tên Angkor EV 2014 ra đời. Đến lúc này giới truyền thông Việt Nam mới bắt đầu giật mình về những gì đang xảy ra tại đất nước láng giềng.

Trong khi đó, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 1995.

Trong suốt nhiều năm, Chính phủ đã rất quyết tâm phải phát triển cho được ngành công nghiệp ô tô nội địa của riêng Việt Nam. Những hàng rào thuế quan ngặt nghèo được đặt ra khiến người dân phải mua ô tô ngoại nhập với giá có khi gấp đôi giá xuất xưởng chính là minh chứng cho những quyết tâm ấy.

Thế nhưng, với nhiều thiếu sót trong chiến lược phát triển, sau 10 năm, 15 năm rồi 20 năm người ta không những không được chứng kiến những chiếc ô tô thuần Việt mà còn thấy nhiều thất bại. Ví dụ, năm 2010, Bộ Công thương đã giương cờ trắng với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa ô tô lắp ráp tại Việt Nam. Tương tự, người ta cũng thấy thất bại ê chề của 'ông già gân' Bùi Ngọc Huyên - ông chủ của Vinaxuki - với giấc mơ ô tô Việt Nam.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Viết bình luận

Thêm lựa chọn bay đến Seoul, Đài Bắc cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul, Đài Bắc cùng Vietjet

Đi lại, lưu trú 17:06

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao giữa các thành phố du lịch nổi tiếng dịp hè 2024, Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc với Seoul (Hàn Quốc) lên 3 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày.

Sinh viên Fulbright tìm hiểu về qui trình xử lý rác thải tại VWS

Sinh viên Fulbright tìm hiểu về qui trình xử lý rác thải tại VWS

Nhịp sống 17:06

Ngày 20-4, đoàn sinh viên trường Đại học Fulbright Việt Nam đã có chuyến tham quan thực tế và tìm hiểu về quy trình xử lý chất thải tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư.

Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2024: Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 27.100 tỉ đồng

Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2024: Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 27.100 tỉ đồng

Ngân hàng 13:58

Ngày 20-4-2024, Đại hội đồng cổ đông Techcombank sẽ được tổ chức tại Vinhomes Riversides, Hà Nội, với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình phê duyệt như: Kế hoạch kinh doanh 2024, Kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lần đầu tiên sau 10 năm, Phương án tăng vốn điều lệ...

Phòng tránh ứng dụng giả mạo và cách đối phó: Người Việt phải nắm vững thông tin này!

Phòng tránh ứng dụng giả mạo và cách đối phó: Người Việt phải nắm vững thông tin này!

Ngân hàng 08:00

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, theo Hội đồng Công nghệ Toàn cầu. Hàng triệu người đã bị lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản, và các vụ việc vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân.

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Ngân hàng 21:39

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý tài khoản ngân hàng cũng như chứng khoán, và rút hết tiền trong các tài khoản.

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Thị trường 19:25

(NLĐO) - Với mong muốn mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên GoFood, Gojek tiếp tục tổ chức livestream tung hàng loạt deal hời, đồng thời gợi ý nhiều quán ngon, chất lượng.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.