Doanh nghiệp
03/04/2018 15:44

Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam?

Ngoài những lùm xùm cạnh tranh với taxi truyền thống, lách thuế, không thể phủ nhận Uber đã để lại những điều tích cực, thổi luồng gió mới với thị trường Việt Nam.

Thương vụ bán mình cho Grab đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Uber ở thị trường Việt Nam, cũng như Đông Nam Á. Sau khoảng 4 năm cạnh tranh quyết liệt nhưng không thể giành được thị phần đủ sinh lời, Uber đã rời khỏi thị trường, và đổi lại sở hữu một lượng cổ phần không đủ chi phối, tại Grab.

Tạo mặt bằng giá mới

Xuất hiện tháng 6/2014 tại TP.HCM, Uber mang tới người dùng đô thị một "món lạ", khi được trải nghiệm loại hình vận chuyển hiện đại, rẻ hơn taxi truyền thống và đi kèm là liên tiếp khuyến mại, thậm chí có những chuyến xe giá 0 đồng.

Tại thời điểm tham gia thị trường, giá cước của Uber rẻ gần như chỉ bằng một nửa các hãng taxi truyền thống. Mức cước Uber công bố thời điểm đó chỉ bao gồm 5.000 phí mở cửa, 4.999 đồng cho mỗi km và 300 đồng cho mỗi phút di chuyển.

Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam? - Ảnh 1.

Bảng giá cước của một hãng taxi truyền thống vào năm 2014.

Mức giá đó đã khiến không ít người dùng "choáng ngợp" khi so sánh với cước taxi truyền thống mà họ thường sử dụng. Các hãng taxi thời điểm đó có mức cước dao động trong 12.500-16.500 đồng/km, gấp 2-3 lần giá cước của Uber.

Có thể nói, Uber đã thiết lập một mặt bằng giá mới cho dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hơi. Hãng cũng khiến khách hàng Việt lần đầu tiên biết tới khái niệm mã khuyến mại taxi.

Uber và sau đó là Grab, liên tục sử dụng hình thức này để thực hiện các chương trình giảm giá. Khách hàng sử dụng từng loại phương tiện đều có mã giảm giá riêng, giúp giá cước di chuyển bằng xe công nghệ đã thấp lại càng thấp.

"Dùng mã giảm giá là cách rất tiết kiệm mà trước đây taxi không có", bà H. Loan (Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho hay.

Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam? - Ảnh 2.

Uber mang tới văn hoá "giảm giá taxi" cho thị trường Việt Nam.

Một khách hàng thường xuyên sử dụng taxi cho hay đã có thẻ thành viên của hãng, nhưng dường như tấm thẻ không có tác dụng nào ngoài để thanh toán.

"Thẻ không tích được điểm, không có chương trình khuyến mại nào như Uber hay Grab, nên tôi không đắn đo khi chuyển sang sử dụng taxi công nghệ" chị này nói.

Theo chị, nếu so sánh với taxi thì rõ ràng xe của taxi truyền thống thường rộng rãi hơn, nhưng xe công nghệ lại mới, sạch, thái độ phục vụ hành khách tốt hơn. Khách cũng được "chấm điểm" tài xế sau mỗi chuyến đi, một điều chưa từng được thực hiện với tài xế taxi.

Thói quen sử dụng taxi mới

Theo bà Loan, trước đây ngồi lên một chiếc taxi, bà không khỏi lo chuyện tài xế đi đường vòng để tính thêm tiền của khách. Tuy nhiên khi có taxi công nghệ, bà được biết rõ cung đường, biết rõ giá tiền cuốc xe trước khi lựa chọn đặt xe.

Đây là điểm yếu cố hữu của taxi truyền thống, khiến các hãng phải liên tục nghiên cứu và đưa ra ứng dụng của riêng mình, để có được tính năng này nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh.

Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam? - Ảnh 3.

Trước khi ứng dụng gọi xe tham gia thị trường, khách đi taxi không thể biết trước giá cước, lộ trình di chuyển. Ảnh: Hiếu Công.

Hành khách chính là người hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường taxi Việt có sự tham gia của các hãng xe công nghệ. Đã có rất nhiều hãng taxi lớn đang dùng ứng dụng có thể thực hiện việc ước tính giá cước và quãng đường di chuyển. Đây là di sản mà Uber đã để lại trong thói quen sử dụng taxi của cả hành khách và các hãng xe.

Việc các hãng ra mắt ứng dụng tương tự Uber cũng giúp người dùng có trải nghiệm hiện đại hơn, khi không cần trực tiếp tương tác với tổng đài của hãng để đặt xe. Thói quen mở ứng dụng gọi xe khi có nhu cầu đã được chính Uber và các ứng dụng đi sau "phổ cập" thành công cho khách hàng.

Lùm xùm nợ thuế

Ngoài những điểm tích cực, Uber cũng để lại tiền lệ xấu về việc lách thuế, nợ thuế. Hoạt động tại Việt Nam, hãng khẳng định mình không phải là một doanh nghiệp vận tải, chỉ là ứng dụng kết nối tài xế và khách đi xe, và thường xuyên trong tình trạng lỗ nên không có nghĩa vụ phải đóng thuế.

Tại cuộc họp báo chuyên đề của Tổng Cục thuế cuối năm 2017, ông Đặng Duy Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế khi cung cấp thông tin về việc chấp hành thuế của Grab và Uber, cho biết riêng Uber, Cục Thuế TPHCM báo cáo tổng doanh thu các năm 2014, 2015, 2016 và 6 tháng đầu năm là 2.706 tỷ đồng, số thuế đã nộp là 76,877 tỷ đồng.

Cơ quan thuế TP.HCM đã thanh tra, xử lý tăng thu 66,68 tỷ đồng. Số truy thu gồm hơn 26,3 tỷ đồng là thuế VAT khấu trừ nộp thay, hơn 14,6 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân khấu trừ nộp thay và gần 10,5 tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà thầu nước ngoài.

Đại diện của Uber Việt Nam hứa sẽ nộp 66,68 tỷ đồng bị truy thu, nhưng tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết số tiền nợ thuế, truy thu trên thuế Uber mới nộp khoảng 13 tỷ đồng. Số này là đóng thuế nhà thầu, trong khi các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ thay tài xế vẫn chưa được doanh nghiệp này đóng.

Liên tục bị taxi truyền thống phản ứng 

4 năm hoạt động tại Việt Nam, cũng như Grab, Uber liên tục bị taxi phản đối. Có thời điểm các hãng taxi còn dán băng rôn, biểu ngữ phản đối, yêu cầu dừng thí điểm với các hãng công nghệ.

Taxi truyền thống cho rằng có nhiều bất bình đẳng trong quản lý giữa taxi và Uber, tiếp đến là Grab, đẩy nhiều hãng taxi đến nguy cơ phá sản. Xe công nghệ không chỉ dùng chiêu khuyến mại giảm giá sốc, mà còn không cần logo, quy định số lượng xe hoạt động....Taxi cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và các nghĩa vụ kinh doanh khác với người lao động... Điều này không có ở Uber.

Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam? - Ảnh 4.

Thông báo duy nhất các đối tác tài xế của Uber nhận được từ sau thông tin Uber bán mình cho Grab ngày 26/3. Ảnh: Zen Nguyễn.

Bỏ ngoài tai những phản ứng, Uber liên tục gia tăng lượng xe tham gia, tăng khuyến mại với khách hàng. Tháng 10/2017, ông Tom White, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam, khẳng định không để những phản ứng của taxi làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Uber sẽ tập trung vào việc mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho đối tác và hành khách.

Bỏ rơi hàng chục nghìn tài xế sau 1 thông báo qua ứng dụng

Sau này 26/3, hàng chục nghìn tài xế, cả UberMoto và UberX cùng nhận được một email thông báo từ Uber, thông tin hợp nhất các hoạt động của Uber Việt Nam và Đông Nam Á với Grab. Các tài xế muốn tiếp tục hoạt động có thể chuyển sang ứng dụng của Grab.

Sau thông báo này, các đối tác tài xế không thể gặp đại diện nào của Uber, dù rất muốn được giải đáp thắc mắc của mình.

"Chúng tôi được gọi là đối tác, nhưng không có bất kỳ tiếng nói nào trong các quyết định của Uber. Chỉ một email thông báo và chúng tôi bơ vơ ra đường. Bây giờ cũng chẳng biết tìm ai để bảo vệ quyền lợi của mình, vì chúng tôi không phải là nhân viên với một hợp đồng lao động đàng hoàng", anh Văn Tuấn, một tài xế UberX lâu năm ở quận 1, TP.HCM, nói.

Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, chỉ riêng trong 2 năm thí điểm xe công nghệ, mỗi ngày có khoảng 50 ôtô dưới 9 chỗ gia nhập Uber, Grab.

Theo Hiếu Công (Zing)

Viết bình luận

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

Ngân hàng 17:41

Ngày 26-3-2024, HDBank vinh dự nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” (Straight Through Processing – STP) do Citibank trao tặng.

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Sản xuất - Kinh doanh 17:40

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty xây dựng năm 2024, trong đó, Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) lọt vào danh sách Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024.

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.