Khởi kiện trực tiếp ra tòa

25 Tháng 03, 2020 | 01:40

Bộ Luật Lao động cũng quy định trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật hình thức sa thải không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, do vậy, anh có thể gửi đơn khởi kiện ra tòa

Nguyễn Mạnh Tùng (tỉnh Long An) hỏi: "Vừa qua, tôi bị công ty sa thải trái quy định của pháp luật. Tôi đã gửi đơn yêu cầu hòa giải đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện nơi công ty đặt trụ sở từ ngày 22-2 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Giờ tôi phải làm sao?".

Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Theo điều 200 Bộ Luật Lao động, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc hòa giải viên lao động (HGVLĐ) và TAND. Khoản 2 điều 201 của bộ luật này quy định trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, HGVLĐ phải kết thúc việc hòa giải. Trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định trên mà HGVLĐ không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Mặt khác, Bộ Luật Lao động cũng quy định trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật hình thức sa thải không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của HGVLĐ, do vậy, anh có thể gửi đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án can thiệp bảo vệ quyền lợi.

Viết bình luận

CHUYÊN TRANG PHỤ NỮ

Email: phunu@nld.com.vn

NHẬN EMAIL MỚI HÀNG NGÀY

Đăng ký nhận tin mỗi ngày từ chuyên phụ nữ

Giấy phép số 115/GP- BTTTT cấp ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tổng Biên tập: TÔ ĐÌNH TUÂN
Địa chỉ: 123 - 127 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 - TPHCM, Điện thoại: 028-3930.6262 / 028-3930.5376, Fax: 028-3930.4707. Email: toasoan@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động. Các website khác đã được chúng tôi đồng ý cho khai thác thông tin, khi đăng lại phải ghi rõ nguồn: Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).