xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch mạo hiểm tự làm là chính!

Lan Anh

Các công ty tổ chức du lịch mạo hiểm mạnh ai nấy làm, sao chép của nhau. Có trường hợp người làm du lịch không biết cơ quan nào quản lý loại hình này

Với 3/4 địa hình là đồi núi, nhiều hang động đẹp cùng các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên và hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mạo hiểm.

Giấc mơ "kinh đô" của châu Á"

Sau khi Sơn Đoòng được vinh danh "hang động tự nhiên lớn nhất thế giới" và Tạp chí National Geographic Magazine đánh giá tour khám phá hang động này là "tour mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới", UBND và Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch đưa hang Sơn Đoòng thành "kinh đô của du lịch mạo hiểm ở châu Á".

Theo ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, dự kiến đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu này. Năm 2050, ngành du lịch Quảng Bình sẽ khai thác phía Tây Quảng Bình với hệ thống dải cát ven biển, thể thao leo núi... Ông Phong khẳng định việc phát triển hang Sơn Đoòng thành "kinh đô của du lịch mạo hiểm ở châu Á" hoàn toàn có cơ sở.

Du lịch mạo hiểm tự làm là chính! - Ảnh 1.

Du khách thám hiểm hang Én (tỉnh Quảng Bình) phải chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi Ảnh: HOÀNG LINH

Ông Nguyễn Châu Á - Giám đốc Công ty Oxalis Adventure, một trong những đơn vị đầu tiên được UBND tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác du lịch tại hang Sơn Đoòng - cho hay để có mỗi chuyến thám hiểm hang 4 ngày 3 đêm cho 10 khách, công ty phải thuê đến 30 người phục vụ, trong đó có 1 chuyên gia người Anh, 1 hướng dẫn viên du lịch bản địa, 5 người làm công tác bảo đảm an ninh, 1 người phục vụ nấu ăn và lực lượng khuân vác đồ đạc, dụng cụ phục vụ thám hiểm.

Ông Nguyễn Châu Á đề nghị nên mở cửa cho những người có nghề, những chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để phát triển loại hình này. "Chúng ta cần những người có kỹ năng tốt có thể đưa khách đến Việt Nam tham gia các tour này chứ mình ngồi đây với nhau thì cũng không có khách mà cũng không có cách nào để làm" - ông Châu Á chia sẻ.

Hiện tại, chỉ khi có các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, cộng thêm trang thiết bị, Công ty Oxalis Adventure mới tổ chức những tour mạo hiểm.

Rủi ro lớn

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái cũng đã trở thành những điểm đến được du khách đam mê thám hiểm yêu thích. Ở các tỉnh Tây Nguyên cũng chú trọng phát triển và coi du lịch thể thao mạo hiểm là một trong những sản phẩm đặc thù để thu hút khách.

Tổ chức tour mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao vì nó liên quan trực tiếp tới sự an toàn của du khách. Trong loại hình du lịch đặc thù này, chỉ cần có chút sơ sẩy sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như một số du khách nước ngoài từng tử nạn khi tham gia du lịch mạo hiểm tại Lào Cai và Lâm Đồng.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty Lửa Việt Tours, cho rằng cái gọi là du lịch mạo hiểm ở Việt Nam là những trò chơi thể thao mạo hiểm hay trò chơi cảm giác mạnh như vượt thác, đu dây, dù lượn…

Theo ông Mỹ, du lịch mạo hiểm đang mạnh ai nấy làm, sao chép của nhau. Các đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, cấp phép. Nhưng ngay cả những người làm du lịch không biết cơ quan nào quản lý loại hình này. Nhiều đơn vị đang tự tổ chức trò chơi leo vách núi thẳng đứng theo kiểu bắt chước nước ngoài, chỉ dùng vài sợi dây thừng chuyên dụng, bộ đai an toàn. Ông Mỹ cho rằng muốn phát triển du lịch mạo hiểm cần có sự chuẩn hóa cả về cấp phép, thiết bị lẫn huấn luyện viên.

Theo ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Công ty Golden T Travel, du lịch mạo hiểm vẫn đang ở dạng tiềm năng, phát triển theo hướng tự phát, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hay quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch mạo hiểm. Tại nhiều địa phương, các cơ quan quản lý du lịch còn bị động, thiếu các hướng dẫn, chỉ dẫn và cảnh báo an toàn cho du khách tại các khu vực nguy hiểm. Hiện cũng chưa có nhiều doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tour du lịch mạo hiểm bởi còn thiếu nhiều điều kiện.

Ông Nguyễn Văn Mỹ cho rằng ở nước ngoài, cơ quan quản lý hoạt động này là liên đoàn thể thao, trong khi ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch quản lý là chưa hợp lý. “Thể thao mới có huấn luyện viên, còn du lịch chỉ có hướng dẫn viên” - ông Mỹ nói.

Du lịch mạo hiểm tự làm là chính! - Ảnh 3.
Du lịch mạo hiểm tự làm là chính! - Ảnh 4.
Du lịch mạo hiểm tự làm là chính! - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo