xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một thoáng Brunei

Là quốc gia ít dân nhất thế giới, chỉ hơn 400.000 người, lại nhỏ nhất Đông Nam Á nhưng Vương quốc Hồi giáo Brunei tự hào với sự giàu có hàng đầu thế giới qua nguồn dầu khí vô tận.

Không chỉ thế, Brunei làm say đắm trái tim du khách bởi những thánh đường dát vàng lộng lẫy cùng nền văn hóa đặc trưng luôn được nâng niu gìn giữ, bất chấp những đẩy xô ồn ào của đời sống bên ngoài.

Lộng lẫy thánh đường

Brunei sở hữu hơn 100 thánh đường lớn nhỏ dát vàng lộng lẫy, trong đó Jame’s Asr Hassanil Bolkiah là thánh đường lớn nhất thế giới. Được xây dựng năm 1988 nhân kỷ niệm 25 năm ngày Quốc vương Hassanal Bolkiah lên ngôi, hoàn thành năm 1994, thánh đường này tiêu tốn 200 triệu USD với 5 tấn vàng trang trí khắp nơi tạo vẻ kiêu sa tỏa sáng rực rỡ từ xa. Những bức tường trong thánh đường khảm kính màu, mái vòm chạm trổ hoa văn tinh xảo, cột bằng đá cẩm thạch, nền trải thảm Ả Rập, đèn chùm nặng hàng tấn dát vàng sang trọng. Khu vườn quanh thánh đường thiết kế theo phong cách hoàng gia, hoa lá cỏ cây xanh ngát, được chăm sóc chu đáo. Đây được xem như chốn linh thiêng bậc nhất Brunei, nơi người dân đến cầu nguyện mỗi ngày.

img

 


Jame’s Asr Hassanil Bolkiah - thánh đường lớn nhất thế giới

Không “thua chị kém em”, Cung điện Hoàng gia Istana Nurul Iman - nơi ở chính thức của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah - được kiến trúc sư Leandro V. Locsin, người Philippines, thiết kế và xây dựng năm 1984 với chi phí 400 triệu USD. Cung điện có diện tích sàn 200.000 m2, lớn nhất thế giới với mái vòm bằng vàng lộng lẫy nguy nga, gồm 1.788 phòng, 257 phòng tắm, sân bay trực thăng riêng, 1 chuồng ngựa gắn máy lạnh cho 200 chú ngựa pony, 1 garage chứa 110 chiếc xe đời mới, phòng ăn cho 5.000 khách và nhà thờ có sức chứa 1.500 người... Quả là hiếm có sự xa hoa nào trên thế giới sánh bằng!

Làng nổi Kampong Ayer - Venice của phương Đông

Đối nghịch với sự xa hoa lộng lẫy của những thánh đường Hồi giáo, chỉ băng qua dòng sông Brunei bằng thuyền, chúng tôi đã lạc vào làng nổi lớn nhất thế giới Kampong Ayer. Với diện tích hơn 10 km2 và khoảng 39.000 cư dân sinh sống, Kampong Ayer gồm 42 làng nằm dọc theo bờ sông Brunei bằng những ngôi nhà cách mặt nước chừng 2 m.

Với bề dày lịch sử hơn 1.300 năm, Kampong Ayer là niềm tự hào của người dân Brunei khi thể hiện rõ nhất nền văn hóa sông nước của xứ sở Hồi giáo này. Trước kia, Kampong Ayer từng là trung tâm hành chính, kinh đô của đế chế Brunei và là một cảng quan trọng trong khu vực. Cư dân ở đây buôn bán, trao đổi các sản phẩm địa phương như long não, quế, ngọc trai, kim cương, vàng, nước hoa, thực phẩm… với các thuyền buôn đến từ hải ngoại nên mau chóng tạo được thương hiệu cho làng nổi trên trường quốc tế.

img

 


Cùng cô gái Brunei

Trải qua bao thăng trầm thời cuộc, Kampong Ayer vẫn giữ nguyên kiến trúc ngày xưa. Những ngôi nhà ở đây nối liền nhau qua hệ thống cầu đi bộ làm bằng một loại gỗ đặc biệt của Brunei, rất cứng và chắc chắn, có thể chịu trọng lượng khá nặng của một ngôi nhà và ảnh hưởng của nước hàng trăm năm mà vẫn bền vững.

Nhà ở Kampong Ayer được xây theo kiểu truyền thống độc đáo, tường chạm hoa văn, sàn trải thảm, phía trước có khoảng sân rộng để trồng hoa và nuôi gia súc, gia cầm. Mặt tiền mỗi ngôi nhà hướng ra con đường gỗ mỏng mảnh nhưng vững chãi. Phía sau nhà có bến để thuyền neo đậu. Tuy sống trên sông nước nhưng nhà nào cũng có xe hơi riêng. Họ gửi xe ở bãi trên đất liền, hằng ngày đi thuyền vào bờ và lấy xe đi làm tại trung tâm.

Khác với vẻ ngoài hơi lụp xụp như những “ổ chuột”, cơ sở hạ tầng của làng như điện, đường, trường, trạm, thánh đường… được nhà nước trang bị đầy đủ, không gian bên trong mỗi nhà cũng tiện nghi, hiện đại. Nhà nước cung cấp cho người dân nhiều dịch vụ miễn phí như giáo dục, y tế, người già được hưởng trợ cấp, phụ nữ sinh đẻ không tốn phí…

Dù chỉ còn 1% dân số trong làng làm nghề đánh bắt và cuộc sống của người dân làng nổi đã khá giả nhưng họ không muốn rời làng lên ở trên đất liền. Chính vì tình yêu Kampong Ayer nên mọi người dân cho đến quốc vương đều chăm chút, giữ gìn để làng nổi này luôn độc đáo, mãi mãi là biểu tượng của lịch sử và văn hóa Brunei. Đến đây, du khách có thể thưởng thức những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống của những người dân hiền lành, mến khách. Vào những ngôi nhà được chỉ định, du khách có thể tự do “khám phá” đến tận cùng những ngóc ngách và nghỉ chân thong thả dùng bánh, uống trà được bày sẵn để chào đón khách.

Đó là cách bảo vệ “di sản sống” quý báu của Brunei, để bất cứ ai đặt chân đến đất nước này đều phải đến tham quan làng nổi Kampong Ayer - nơi được du khách châu Âu ví như một “Venice của phương Đông”. 

Xuân Hòa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo