xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp?

Nhóm Phóng viên

(NLĐO) - Các học sinh quan tâm đến ngành học về bảo hiểm, logistics, marketting cũng như cơ hội việc làm trong buổi tư vấn của chương trình Đưa trường học đến thí sinh tại Quy Nhơn (Bình Định) chiều 16-3

Đúng 14 giờ, gần 2.000 học sinh tại Quy Nhơn không quản nắng gió đã có mặt để tham dự chương trình tư vấn.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 1.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 2.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 3.

14h30: Chương trình tư vấn bắt đầu

Hỏi: Ba mẹ em muốn em học ĐH nhưng em thích ngành bếp, vậy em học trường nào?

Trường ĐH tài Chính Marketing: Trường có ngành quản lý nhà hàng, em có  thể tham khảo.

Đại diện ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM: Em có thể học ngành quản trị nhà hàng khách sạn trình độ ĐH. Việc này sẽ giúp em học được ngành yêu thích, vừa thỏa mãn yêu cầu của cha mẹ là có bằng ĐH.

Hỏi: Ngành ngôn ngữ Anh sau 4 năm nữa liệu có còn phù hợp cũng như cơ hội việc làm?

Trường ĐH Ngân hàng trả lời: Ngành này xu hướng vẫn là ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu. Trong quá trình phát triển, sẽ có những người mới thay thế người cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. Nếu chúng ta không cập nhật tiếng Anh thì chúng ta sẽ lạc hậu. Tuy nhiên, vấn đề là các em chọn chuyên ngành nào cho phù hợp. Nếu em muốn làm giảng viên tiếng Anh tại các trường thì chọn ngành nào? Nếu muốn làm biên phiên dịch tiếng Anh thì chọn ngành nào tại các trường?

Hỏi: Muốn học y học cổ truyền mà thi xã hội thì sao?

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Nếu muốn học các khối ngành y thì phải thi và xét tuyển các môn toán, hoá, sinh chứ không thể thi xã hội.

Hỏi: Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế đối ngoại?

Đại diện Trường ĐH Ngoại thương: Trường có đào tạo 2 ngành này. Sự khác biệt: Kinh tế đối ngoại kiến thức hàn lâm về kinh tế. Ngành chuyên sâu của kinh tế đối ngoại là kinh doanh quốc tế đi sâu vào nghiệp vụ.

Hỏi: Muốn theo học ngành điện tử truyền thông, trường nào đào tạo ngành này và cơ hội việc làm ra sao?

Trường CĐ Đại Việt SG: Trường có ngành công nghệ tự động hoá, công nghệ thông tin. Trường cũng có trung tâm quan hệ doanh nghiệp liên kết để 100% để ra trường có việc làm, ký cam kết ngay từ khi các bạn nhập học, nếu không có việc làm thì hoàn trả 100% học phí.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 4.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 5.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 6.

Em muốn thi vào ngành Luật kinh tế ở TP HCM thì em nên học trường nào, cơ hội việc làm?

Đại diện Trường ĐH ngân hàng TP HCM: Học ngành này các em có thể làm trong các doanh nghiệp trong và nước ngoài tại Việt Nam bởi vì khi soạn thảo, thương thảo hợp đồng thì các doanh nghiệp cần những người am hiểu luật để làm. Trường xét theo kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Hỏi: Với vốn tiếng Anh khá của em có thể nói chuyện với người nước ngoài, em học trường nào để làm thông dịch?

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Ngành ngôn ngữ Anh ở trường có chuyên ngành phiên dịch. Nếu em có năng khiếu có thể đi phiên dịch để làm ở các cơ quan nước ngoài...

Đại diện Trường ĐH Mở TP HCM: Khả năng tiếng Anh tốt là rất căn bản có nhiều lợi thế nhưng khi chọn nghề, em cần xác định mình có thích, có phù hợp với nghề không.

Em Trần Hoàng Vy hỏi: Làm sao để thành công lĩnh vực Marketing? Thành công trong lĩnh vực bảo hiểm?

Đại diện Marketing Bảo Việt Nhân Thọ trả lời: Thành công của Marketing nằm ở hai lĩnh vực, thông qua thương hiệu của bạn và thương hiệu của chiến dịch Marketing. Muốn thành công trong ngành bảo hiểm, bạn cần có kiến thức nền trong ngành tài chính ngân hàng. Không phải bỗng dưng mà bảo hiểm nằm trong các ngành kinh tế, tài chính-ngân hàng; nếu không hiểu về trái phiếu chính phủ, lãi suất… thì bạn không thể làm bảo hiểm.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 7.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 8.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 9.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 10.

Một học sinh đặt câu hỏi: Em muốn thi Y dược mà năm nay 8,0 điểm mới được xét tuyển, vậy cho em thông tin thêm?

TS Nguyễn Đức Nghĩa: Từ năm 2019 sẽ có thêm điểm sàn cho các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề khi xét tuyển theo phương thức sử dụng điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia. Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia, không cần điều kiện học sinh giỏi Đối với trường không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh ĐH 2019 yêu cầu thí sinh dự tuyển vào các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề phải đạt học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào trường y với các yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, đối với ngành y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt: Tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Đối với các ngành còn lại: Tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 xếp loại khá.

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Năm 2019, ĐH Nguyễn Tất Thành đào tạo y đa khoa, điều dưỡng, dược, y học dự phòng... Trường tuyển theo quy định của Bộ.

Học sinh Hoàng Anh hỏi: em muốn học ngành PR tổ chức sự kiện, em có thể học ở đâu?

Đại diện Trường ĐH Tài Chính marketing: Học PR tổ chức sự kiện phải biết nghiên cứu thông tin để phục vụ công việc . Muốn học ngành này, bạn có thể học ở ĐH Khoa học xã hội nhân văn. Khi muốn học ngành này, bạn cần xác định sẽ tham gia ở lĩnh vực nào.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 11.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa

Hỏi: Ai sẽ đảm bảo đầu ra nếu trường nào cũng đảm bảo 100% học sinh có việc làm. Nếu thế tại sao hàng ngàn thạc sỹ, tiến sỹ thất nghiệp? Có nhất thiết phải học ĐH không?

TS Nguyễn Đức Nghĩa: Có một câu hỏi là sau THPT, các em làm gì? Tại tỉnh Bình Định, có 90% HS tỉnh Bình Định có đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH. Tuy nhiên, ĐH không phải là con đường duy nhất. Có rất nhiều loại hình sau THPT, tuy nhiên chỉ khoảng 10% học sinh sau THPT không tiếp tục học nữa, còn laị 90% vẫn tìm hướng học tiếp theo. Các em cứ tìm cho mình hướng đi thích hợp.

Thực tế, hiện nay nhiều nay có nhiều trường ĐH xét tuyển rất dễ. Nhưng có nhiều loại hình để các em lựa chọn, như học nghề… miễn là phù hợp với năng lực bản thân, sở thích bản thân và điều kiện gia đình.

Trường ĐH Quy Nhơn bổ sung: Thống kê của các tổ chức giáo dục Mỹ, 90% sau lớp 12 chưa xác định mình làm gì, tuy nhiên cũng xác định rằng 90% học ĐH dẫn đến thành công. Sau khi học phổ thông xong, các em mới chỉ có kiến thức phổ thông, các em cần có kiến thức về các kỹ năng, ngành nghề, nghiên cứu. Các em có thể lựa chọn học nghề, lựa chọn ĐH nghiên cứu, ĐH thực hành. Hiện nay, nhu cầu về nhân lực đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất nhiều, GDP kinh tế tăng trưởng, nhu cầu nhân lực như kỹ sư xây dựng, công nghệ thông tin…các em đừng sợ thất nghiệp.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 12.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 13.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 14.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 15.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 16.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 17.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 18.

Học sinh Tố Như: Ngành quản trị kinh doanh học gì, cơ hội việc làm ra sao?

Đại diện Trường ĐH Ngân hàng TP HCM: Trường đào tạo 2 ngành chính là quản trị tổng hợp và quản trị marketing. Các bạn cứ hình dung là để làm ra một chiếc điện thoại thì sẽ có rất nhiều mãng và kết nối với nhau thì cần nhà quản trị . Kinh tế VN đang phát triển thì triển vọng này này rất lớn. Ở trường ĐH ngân hàng, vẫn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

Hỏi: Nếu không học ĐH mà học cao đẳng ở địa phương thì chất lượng đào tạo thế nào?

Đại diện Trường CĐ Bình Định: Ngay trong thời gian học các em đã học và làm việc trong doanh nghiệp. Trong quá trình đó, doanh nghiệp hiểu các em và có thể làm việc ngay. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp còn tùy thuộc vào năng lực của các em.

Hỏi: Khi học du lịch xong, cơ hội việc làm có có cao không vì em cảm thấy muốn có việc phải chi tiền?

ĐH Mở TP HCM, trả lời: Theo khảo sát của trường, tỉ lệ sinh viên ra trường trong vòng 1 năm ở ngành quản trị du lịch là 93,55% . Con số này có thể không nói lên nhiều vì có việc làm phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng người làm việc, nhu cầu thị trường. Chọn 1 ngành nào đó phải xuất phát từ đam mê nên nếu em thích ngành du lịch rồi thì em cứ mạnh dạn chọn. Trong thời gian học tập và làm việc em cần phải tận tụy với công việc.

Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: Trường có cam kết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành du lịch, trường đã ký cam kết với hơn 1.500 sinh viên.

Trường ĐH Quy Nhơn bổ sung thêm: Việc học ngày nay các trường đào tạo theo hướng thích nghi để các em ra trường có thể làm ngay được.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 19.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 20.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 21.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 22.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 23.

Hỏi: Muốn học ngành bảo hiểm nhân thọ thì học ở đâu. Ở khu vực miền Trung thì cơ hội việc làm ngành này như thế nào?

Đại diện Bảo Việt Nhân Thọ trả lời: Hiện nay, Trường ĐH Quy Nhơn có đào tạo chuyên ngành bảo hiểm. Ngoài ra, các em cũng có thể liên hệ các trường kinh tế có đào tạo ngành này. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực của ngành này rất nhiều. Muốn học ngành bảo hiểm hay thực tập thì liên hệ Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ.

Đại diện Trường ĐH Tài chính marketing: Bảo hiểm thuộc trong ngành tài chính ngân hàng, khi đăng ký xét tuyển thì em đăng ký vào ngành tài chính ngân hàng các trường kinh tế, bảo hiểm thuộc khối ngành tài chính bảo hiểm và đầu tư. Trong quá trình đaò tạo, sẽ có cac chuyên ngành riêng về bảo hiểm.

Hỏi: Logistics thì thi khối nào? Nhu cầu nhân lực ngành này ra sao?

Đại diện Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2: Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang là ngành xu hướng mới hiện nay với nhu cầu nguồn nhân lực luôn rất cao. Từ năm 2018, trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TPHCM bắt đầu mở đào tạo chuyên ngành Logistics và chuỗi quản lý cung ứng nằm trong ngành Kinh doanh Quốc tế. Học về Logistics và chuỗi quản lý cung ứng, các em sẽ được học toàn bộ về quá trình từ việc lên kế hoạch, áp dụng, triển khai kiểm soát các luồng kiểm dịch hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi đầu tiên là sản xuất đến khâu cuối cùng đến tay người tiêu dùng; toàn bộ kiến thức liên môn liên quan đến quá trình triển khai việc giao nhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hàng hóa hải quan,... Nhiều môn học chuyên môn của ngành này cũng sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh để các sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trên thị trường nội địa và quốc tế.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM bổ sung: Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng hỗ trợ cho việc phân phối hàng hóa nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và cũng chính là yếu tố quan trọng tác động mạnh vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở TP HCM, nhu cầu về nhân lực ngành Logistics hiện nay rất cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Người học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng có thể làm việc ở nhiều doanh nghiệp Logistics hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ đóng gói hàng hóa, dịch vụ khai báo Hải quan,… Hiện nay, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm nhân lực chuyên ngành Logistics có trình độ chuyên môn giỏi và sẵn sàng trả mức lương cao tương xứng. Hiện nay, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Khoa Kinh tế triển khai chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng theo hướng cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, giàu kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Hỏi: Với vốn tiếng Anh khá của em có thể nói chuyện với người nước ngoài, em học trường nào để làm thông dịch?

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Ngành ngôn ngữ Anh ở trường có chuyên ngành phiên dịch. Nếu em có năng khiếu có thể đi phiên dịch để làm ở các cơ quan nước ngoài...

Đại diện Trường ĐH Mở TP HCM: Khả năng tiếng Anh tốt là rất căn bản có nhiều lợi thế nhưng khi chọn nghề, em cần xác định mình có thích, có phù hợp với nghề không.

Em Trần Hoàng Vy hỏi: Làm sao để thành công lĩnh vực Marketing? Thành công trong lĩnh vực bảo hiểm?

Đại diện Marketing Bảo Việt Nhân Thọ trả lời: Thành công của Marketing nằm ở hai lĩnh vực, thông qua thương hiệu của bạn và thương hiệu của chiến dịch Marketing. Muốn thành công trong ngành bảo hiểm, bạn cần có kiến thức nền trong ngành tài chính ngân hàng. Không phải bỗng dưng mà bảo hiểm nằm trong các ngành kinh tế, tài chính-ngân hàng; nếu không hiểu về trái phiếu chính phủ, lãi suất… thì bạn không thể làm bảo hiểm.

15 giờ 45 phút:

Chương trình tư vấn chung kết thúc. Các học sinh trực tiếp đến gặp đại diện các trường ĐH, CĐ để tìm hiểu sâu hơn thông tin.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 24.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 25.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 26.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 27.
Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 28.

Ban Tư vấn gồm các thành viên:

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam

- TS Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài Chính - Marketing

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM - Thạc sĩ Trần Đình Huyên, Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2

- TS Lê Xuân Vinh, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Quy Nhơn

- ThS Nguyễn Văn Nhật– Phó Giám đốc trung tâm đào tạo kinh tế tài chính ngân hàng- Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

- TS Nguyễn Phước Sơn, Khoa Công nghệ may và thời trang, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM - TS. Hồ Hữu Thụy - Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán; Trường ĐH Mở TP HCM

- TS Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng cơ sở An Phú Đông,Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

- Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Quỳnh Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn

- Thạc sĩ Trần Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, chỉ còn 3 tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu không thay đổi nhiều, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ thi và đăng ký xét tuyển từ ngày 1 đến ngày 20-4; đồng thời chọn bài thi phù hợp với tổ hợp mà thí sinh chọn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Công thức xét tốt nghiệp: Điểm xét tốt nghiệp sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi và 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Đây là sự thay đổi lớn trong kỳ thi THPT quốc gia. Các năm trước, cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT bằng 50% điểm bài thi.

Ngoài ra, học sinh giáo dục THPT; học viên giáo dục thường xuyên (GDTX) trong diện xếp loại hạnh kiểm; học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ xếp loại ghi trong giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

Loại giỏi đối với giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng trung cấp: Cộng 2,0 điểm.

Loại khá đối với giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với bằng trung cấp: Cộng 1,5 điểm.

Loại trung bình: Cộng 1,0 điểm.

Theo quy chế tuyển sinh 2019, đối với nhóm ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn riêng.

Có 5 hình thức xét tuyển: Xét từ điểm thi kỳ thi quốc gia, xét tuyển bằng học bạ, đánh giá năng lực và tuyển thẳng từ kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia.

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 30.

Ông Dương Văn Quang, Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động, tặng hoa và cảm ơn các chuyên gia, các nhà tài trợ, đồng hành cùng chương trình


Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 31.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định

Phát biểu trước khi chương trình diễn ra, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định nhận định: "Chọn trường, chọn ngành hết sức quan trọng. Nếu sự lựa chọn không phù hợp sẽ là sự lãng phí, ảnh hưởng đến tương lai. Buổi tư vấn hôm nay rất quan trọng, sẽ giúp các em học sinh lựa chọn đúng ngành nghề, nắm những thông tin cơ bản để các em quyết định. Tôi hy vọng rằng, sau buổi tư vấn hôm nay các em sẽ chọn được ngành nghề cho mình".

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 32.

Đại diện Công ty phân bón Bình Điền phát biểu

Đại diện Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết đây là năm thứ 6 liên tiếp Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đồng hành với chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" do Báo Người Lao Động tổ chức. Sự gắn bó này thể hiện mối thâm tình của hai đơn vị, đồng thời cho thấy ý nghĩa cũng như sức lan tỏa lớn lao của chương trình "Đưa trường học đến thí sinh".

Từ rất sớm những năm trước đây và kể cả bây giờ, các chương trình hướng đến giáo dục, cụ thể là hướng đến các đối tượng học sinh, sinh viên, con em nghèo hiếu học của đông đảo bà con nông dân trên khắp cả nước, luôn luôn được Bình Điền chú trọng và theo đuổi thực hiện. Vì thế, trên con đường phát triển, Bình Điền luôn nỗ lực chăm lo trở lại cho cộng đồng qua rất nhiều hoạt động xã hội như đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện và khuyến học… Điển hình như Chương trình Tiếp sức đến trường, Chương trình Vì tương lai Việt Nam, Chương trình trao học bỗng khuyến học… Và nay là “Đưa trường học đến thí sinh”. Ở lĩnh vực giáo dục, chúng tôi đồng hành liên tục và sâu sát với hai chương trình lớn là "Đưa trường học đến thí sinh" và học bổng "Tiếp sức đến trường". 

Năm nay, "Đưa trường học đến thí sinh" được Báo Người Lao Động tổ chức ở Bình Định - địa phương được gọi là "đất võ - trời văn". Bình Điền tham gia hỗ trợ thực hiện chương trình này với hy vọng sẽ tiếp sức hữu ích cho các bạn trẻ vào mùa thi sắp tới, đóng góp một phần nhỏ vào hành trang tri thức của các em để vững bước vào đời".

Đưa trường học đến thí sinh: Học ngành gì để không thất nghiệp? - Ảnh 33.

Chương trình quy tụ 3.000 học sinh đến từ các trường: THPT Lê Quý Đôn, THPT Quốc Học, THPT Trần Cao Vân, THPT Nguyễn Thái Học, iSchool Quy Nhơn, THPT Hùng Vương, THPT Quy Nhơn, Phổ thông Dân tộc nội trú - THPT Bình Định, THPT Trưng Vương. Sở GD-tỉnh Bình Định cũng yêu cầu học sinh các trường THPT trên địa bàn các huyện, thị xã tạo điều kiện cho học sinh lớp 12 của trường được theo dõi truyền hình trực tiếp trên kênh sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định.

Chương trình diễn ra ngay sau khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh chính thức. Với nhiều vấn đề nóng hổi, Ban tư vấn sẵn sàng chia sẻ, giải đáp thắc mắc của học sinh về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2019; đặc biệt là những tác động từ thay đổi trong quy chế thi. Đại diện các trường cũng tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp; chia sẻ về sự thành công trong nghề nghiệp...

Chương trình đồng thời được tường thuật trực tuyến tại nld.com.vn và fanpage Đưa trường học đến thí sinh ( https://www.facebook.com/duatruonghocdenthisinh/ ).

"Đưa trường học đến thí sinh 2019" do Báo Người Lao Động phối hợp với các sở GD-ĐT; các đài truyền hình; các trường ĐH, CĐ; các trường THPT tổ chức cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ: Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ; Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền; Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank); Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang (Futa BusLines); Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần; Sun World Bà Nà Hills; cùng các đơn vị hỗ trợ: Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH:

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 51.

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 52.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 53.

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 54.

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 55.

Đưa trường học đến thí sinh: Đừng chạy theo ngành hot! - Ảnh 56.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo